Thiếu thuốc, tăng lương, điều hành xăng dầu: Nhiều vấn đề nóng được Quốc hội thảo luận

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong hai ngày 27 – 28/10, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến năm 2023, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán năm 2023.

Cụ thể, trong hai ngày làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý).

Thiếu thuốc, tăng lương, điều hành xăng dầu: Nhiều vấn đề nóng được Quốc hội thảo luận ảnh 1
Quốc hội dành hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Ảnh Như Ý

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối mỗi phiên thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, báo cáo tại Quốc hội, Chính phủ cho biết, thực hiện 9 tháng thu NSNN đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 88,9% dự toán, thu dầu thô vượt 113% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán.

Đến hết tháng 9/2022 đã sử dụng 3,43 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách năm 2022, chủ yếu để hỗ trợ các địa phương chi phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân (khoảng 2,76 nghìn tỷ đồng).

Bội chi dự toán NSNN đầu năm 2022 là 372,9 nghìn tỷ đồng (4% GDP); ước thực hiện khoảng 352 nghìn tỷ đồng, bằng 3,75% GDP.

Tại phiên thảo luận ở tổ cho ý kiến về các nội dung này, các đại biểu Quốc hội quan tâm đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, tăng lương, điều hành xăng dầu…

Thông tin tổng hợp ý kiến từ 19 tổ thảo luận về ngân sách tại phiên họp tổ trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Trong đó, 11 đại biểu Quốc hội phản ánh, mong muốn của người hưởng lương là kiến nghị Chính phủ cần cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương sớm hơn từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị...

MỚI - NÓNG