Một hệ thống S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik) |
Tass dẫn lời ông Dmitry Shugayev, người đứng đầu dịch vụ hợp tác quân sự của Nga: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng hợp đồng liên quan đã được ký. Nó sẽ dẫn đến việc nội địa hoá một số bộ phận của hệ thống”.
Lô S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga năm 2020 đã khiến Mỹ nổi giận và đáp trả bằng lệnh trừng phạt, dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 16/8, một quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định “không có thoả thuận mới nào”.
“Hợp đồng ban đầu được ký với Nga để mua S-400 bao gồm hai lô. Việc mua lô thứ hai thuộc kế hoạch từ đầu và hợp đồng liên quan”, vị quan chức khẳng định.
“Vì thế, chúng tôi không có bất kỳ phát triển cụ thể nào để đưa tin. Quá trình vẫn đang diễn ra và không có hợp đồng mới nào”, vị quan chức khẳng định.
Bất kỳ hợp đồng quốc phòng mới nào giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ gây ra mối quan ngại nghiêm trọng với Washington, vào thời điểm Mỹ và phương Tây đang cố gắng cô lập Nga và duy trì sự đoàn kết trong NATO để đáp trả việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tháng 12/2017, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký hợp đồng mua bán các hệ thống tên lửa đất - đối - không S-400 do Nga sản xuất, được nói là trị giá khoảng 2,5 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận lô đầu tiên vào tháng 7/2019.
Mỹ phản ứng bằng việc áp trừng phạt lên ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 12/2020 và loại Ankara khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35. Ankara cho rằng điều này là không công bằng.
Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia với phương Tây để trừng phạt Nga, nhưng đang tích cực làm trung gian giữa Mátxcơva với Kiev. Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc kết nối thành công thoả thuận dẫn đến việc khôi phục xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.