Nga nói Ukraine bất ngờ thay đổi dự thảo thỏa thuận hòa bình

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dự thảo mới của Ukraine về thỏa thuận hòa bình với Nga có nhiều điểm khác biệt so với văn bản được Kiev công bố trước đó trong vòng đàm phán thứ 4 ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nga nói Ukraine bất ngờ thay đổi dự thảo thỏa thuận hòa bình ảnh 1

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Tass

Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, dự thảo đề xuất mới mà Kiev gửi hôm 6/4 không có điều khoản “việc các nước cung cấp đảm bảo an ninh cho Ukraine sẽ không áp dụng với khu vực Crimea”.

Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Ukraine vẫn chưa công nhận Crimea là một phần của Nga.

Thay vì loại bỏ Crimea ra khỏi thỏa thuận an ninh, dự thảo mới của Kiev “có ngôn từ mơ hồ về một biện pháp kiểm soát hiệu quả”, ông Lavrov nói. Kiev muốn thảo luận vấn đề này trong cuộc gặp song phương trong tương lai giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine, Volodymyr Zelensky, ông Lavrov nói thêm. Nhưng Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng tình trạng của Crimea sẽ không được đưa ra đàm phán dưới bất kỳ hình thức nào.

Điểm khác biệt thứ 2 nằm ở phần mô tả cam kết của Ukraine về việc hạn chế các cuộc tập trận chung với nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

Dự thảo cũ ghi rõ các cuộc tập trận như vậy sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu tất cả các quốc gia bảo lãnh cho Ukraine đồng ý, bao gồm cả Nga. Trong khi đó, dự thảo mới lại ghi rằng chỉ cần "đa số nước bảo lãnh" đồng ý và không đề cập đến Nga.

Những điểm khác biệt giữa hai bản dự thảo “đã phơi bày ý định thực sự của Kiev” trong việc trì hoãn tiến trình đàm phán hòa bình, ông Lavrov nhận định.

Theo ông Lavrov, những thay đổi này cho thấy Ukraine không có khả năng tuân thủ các thỏa thuận. Đồng thời là bằng chứng cho thấy “Kiev đang bị Washington và các đồng minh kiểm soát, họ thúc đẩy Tổng thống Zelensky tiếp tục các hành động thù địch”.

Ngoại trưởng Nga tuyên bố Mátxcơva sẽ tiếp tục nỗ lực đàm phán hòa bình với Kiev, bất chấp cái mà ông gọi là động thái khiêu khích của Ukraine.

Kể từ khi bùng phát xung đột đến nay, Nga – Ukraine đã tổ chức 4 cuộc đàm phán trực tiếp. Trong đó, vòng đàm phán gần nhất giữa Ukraine và Nga tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 29/3 được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy các bên đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận. Tại cuộc họp này, phía Ukraine đã công bố một bản dự thảo thoả thuận hoà bình, bao gồm các điều khoản chính là:

“- Kiev từ chối gia nhập NATO, và xác nhận sẽ không tham gia khối nào

- Từ bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác

- Cam kết không tiếp nhận quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình

- Chỉ tiến hành các cuộc tập trận khi có sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh, bao gồm cả Nga.”

Đổi lại, Kiev muốn Nga không phản đối việc một ngày nào đó Kiev gia nhập Liên minh châu Âu, đồng thời yêu cầu các nước phải cung cấp cho Ukraine đảm bảo về an ninh theo các điều khoản tương tự như "Điều 5", điều khoản phòng vệ tập thể của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo RT
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.