Ba Lan tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ, Nga nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Người phát ngôn Điện Kremlin – Dmitry Peskov cảnh báo Nga sẽ coi việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ba Lan là hành động khiêu khích, sau khi giới chức Warszawa cho biết nước này sẵn sàng tiếp nhận vũ khí nước ngoài như một biện pháp răn đe.
Ba Lan tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ, Nga nói gì? ảnh 1

Bom hạt nhân B61 của Mỹ. Ảnh: Thời báo Israel

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Pháp LCI hôm 6/4, ông Dmitry Peskov cho biết việc triển khai vũ khí hạt nhân đến Ba Lan chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ Mátxcơva, và Nga có thể sẽ thay đổi trạng thái hạt nhân của mình.

“Đối với chúng tôi, đây sẽ là một mối đe dọa lớn”, ông Peskov nói và cho biết thêm: “Trong trường hợp này, việc triển khai tên lửa hạt nhân của Nga ở biên giới phía Tây sẽ là không thể tránh khỏi.” Dù vậy, ông Peskov vẫn nhấn mạnh Nga “là một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm”.

Ba Lan tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ, Nga nói gì? ảnh 2

Các quốc gia thuộc NATO (màu xanh) gần Nga. Ba Lan có cả biên giới với Ukraine, Belarus và khu vực Kaliningrad thuộc Nga. Ảnh: The Economist

Bình luận của ông Peskov được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski nói với một tờ báo Đức vào cuối tuần trước rằng Warszawa “sẵn sàng” tiếp nhận vũ khí hạt nhân của Mỹ, vì việc triển khai tên lửa ở sườn phía đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ giúp “gia tăng đáng kể khả năng răn đe đối với Mátxcơva.”

Trong một cuộc họp báo hôm 4/4, phát ngôn viên Peskov cũng tuyên bố rằng động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh xung đột vẫn đang diễn ra ở Ukraine.

Theo hãng tin RT, việc triển khai vũ khí hạt nhân đến Ba Lan sẽ là hành động trái với cam kết năm 1996 của NATO, rằng họ “không có ý định, không có kế hoạch và không có lý do gì để triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các thành viên mới”. Ba Lan gia nhập liên minh vào năm 1999, trong khi các quốc gia gia nhập NATO trước đó như Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Bỉ, Đức, Hà Lan vẫn tiếp tục triển khai tên lửa của Mỹ theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.