Thái Lan đón năm mới 2022 bằng màn pháo hoa ấn tượng bên bờ sông Chao Phraya (thủ đô Bangkok). Lễ hội đón giao thừa hoành tráng cũng được tổ chức ở Phuket và Pattaya.
Pháo hoa mừng giao thừa ở Bangkok. Ảnh: Sky News |
Ảnh: Sky News |
Nguồn: Euronews |
Trung Quốc và Singapore đón giao thừa lúc 23h (giờ Việt Nam)
Màn trình diễn ánh sáng đếm ngược mừng năm mới ở tháp Olympic (Bắc Kinh, Trung Quốc). Ảnh: Twitter |
Ảnh: Twitter |
Nguồn: Tân Hoa Xã |
Hàng chục nghìn người tụ tập ở cảng Victoria (Hồng Kông, Trung Quốc) để tham dự sự kiện mừng năm mới 2022. Ảnh: SCMP |
Pháo hoa mừng năm mới ở Singapore. Ảnh: Straitstimes |
Ảnh: Straitstimes |
Ảnh: Straitstimes |
Biển người Triều Tiên xem pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô Bình Nhưỡng. Nguồn: Reuters |
Bức ảnh này được chụp ngày 29/12, khi Thị trưởng Seoul (Hàn Quốc) Oh Se-hoon thực hiện nghi thức đánh chuông mừng năm mới 2022 tại tháp chuông tháp chuông Bosingak - biểu tượng của Seoul. Buổi lễ được ghi hình trước để phát sóng đêm giao thừa. Đây là năm thứ hai liên tiếp lễ rung chuông đêm giao thừa của Seoul bị hủy bỏ do đại dịch. Ảnh: Getty |
Nhật Bản và Hàn Quốc đón giao thừa vào lúc 22h (giờ Việt Nam)
Tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), nghi lễ mừng năm mới sẽ được tổ chức ở đền Meiji.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đền Meiji thường thu hút khoảng 3 triệu lượt người viếng thăm trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Con số này đã giảm hơn 75% trong dịp đầu năm mới 2021.
Quá trình chuẩn bị nghi lễ năm mới ở đền Meiji. Ảnh: EPA |
Ảnh: EPA |
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông điệp đầy hy vọng về việc đánh bại đại dịch COVID-19 vào năm 2022.
“Sau 2 năm, giờ đây chúng ta đã hiểu rõ về loại virus này. Chúng ta đã biết được các biện pháp có thể giúp kiểm soát tốc độ lây lan của virus như: sử dụng khẩu trang, hạn chế tụ tập, giữ khoảng cách, vệ sinh tay, mở cửa sổ thông gió, xét nghiệm và truy vết… Chúng ta đã biết cách điều trị bệnh, nâng cao cơ hội sống sót cho những người mắc bệnh nặng. Với tất cả những kiến thức và khả năng này, chúng ta đang nắm trong tay cơ hội để xoay chuyển đại dịch”, ông Tedros viết.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, lãnh đạo WHO vẫn bày tỏ quan ngại về tình trạng bất bình đẳng trong việc phân phối vắc xin trên toàn thế giới.
“Chỉ khi nào chúng ta chấm dứt sự bất bình đẳng, chúng ta mới có thể chấm dứt đại dịch, chấm dứt cơn ác mộng toàn cầu mà chúng ta đang trải qua. Chúng ta có thể làm được điều đó.”
Ông Tedros cho biết WHO sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia để ưu tiên cung cấp vắc xin cho các sáng kiến toàn cầu, như COVAX và AVAT, với mục tiêu tiêm chủng cho 70% người dân ở tất cả các quốc gia vào giữa năm 2022.
Một em nhỏ đi chơi chiều cuối năm ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Reuters |
Người dân khẩn trương mua sắm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Reuters |
Người dân Mátxcơva tụ tập trên Quảng trường Đỏ trước khi khu vực này đóng cửa từ 17h đến 7h sáng. Ảnh: Tass |
Người dân Quetta (Pakistan) ngồi trên bãi biển ngắm hoàng hôn cuối cùng của năm 2021. Ảnh: EPA |
Một cụ ông đeo khẩu trang xem pháo hoa ở Sydney (Australia). Ảnh: Getty |
Phát biểu trên truyền hình tối 31/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh sức khoẻ là điều ước lớn nhất trong năm 2022.
“Năm mới sắp đến, trong các gia đình, bao gồm cả đồng bào Nga ở nước ngoài, câu chúc mừng truyền thống sẽ vang lên: Chúc mừng năm mới!"
"Tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành tới toàn thể người dân. Quan trọng nhất chắc chắn là chúc sức khoẻ dồi dào. Có sức khoẻ thì tôi tin rằng trong công việc, học tập chắc chắn sẽ gặt hái thành công", ông Putin nói.
Tổng thống nhấn mạnh rằng trong năm 2021, người dân Nga đã phải đối mặt với những thách thức to lớn, “nhưng các bạn đã làm quen với điều kiện khắc nghiệt, để vượt qua khó khăn”. “Chúng ta có thể làm được điều này đều nhờ vào sự đoàn kết.”
“Hy vọng về những điều tốt đẹp sẽ mang mọi người đến gần nhau trong dịp năm mới”, ông Putin nói, đồng thời gửi lời động viên đến những người mất thân nhân do đại dịch.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass |
Mãn nhãn màn pháo hoa chào năm mới ở Sydney (Úc). Nguồn: Reuters |
Người dân Canberra (Úc) tụ tập xem pháo hoa bên hồ Burley Griffin. Ảnh: REX |
Ở Vladivostok (Nga) hiện mới là 23h30', nhưng người dân đã đổ ra Quảng trường Chiến sĩ cách mạng để ăn mừng. Ảnh: Tass |
Pháo hoa ở Vladivostok. Ảnh: Tass |
Ảnh: Tass |
Trình diễn ánh sáng mừng năm mới 2022 ở New Zealand. Quốc gia này vừa bước sang năm mới 2022 vào lúc 18h (giờ Việt Nam). Ảnh: Getty |
Nguồn: BBC |
Pháo hoa sớm trên cảng Sydney (Úc). Hơn 6 tấn pháo hoa sẽ được phóng lên trong 2 màn trình diễn lúc 21h (dành cho các gia đình có con nhỏ, trong ảnh) và lúc 0h. Ảnh: Getty |
Thứ tự đón năm mới của các quốc gia trên thế giới (theo giờ Việt Nam):
17h ngày 31/12: Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa)
18h: New Zealand
20h - 22h15’: Úc
22h: Nhật Bản và Hàn Quốc
22h30’: Triều Tiên
23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore
0h ngày 1/1/2022: Phần lớn Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia...
0h30’: Myanmar và Quần đảo Cocos
1h: Bangladesh
1h15’: Nepal
1h30’: Ấn Độ và Sri Lanka
2h: Pakistan
2h30’: Afghanistan
3h: Azerbaijan
3h30’: Iran
4h: Moscow/Nga
5h: Hy Lạp
6h: Đức
7h: Vương quốc Anh
9h – 10h: Brazil
10h: Argentina, Paraguay
10h30’ – 15h: Mỹ, Canada
16h: Alaska
17h: Hawaii
18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)
19h: Đảo Baker, đảo Howland
Số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục trong 7 ngày từ 24/12 đến 30/12, với trung bình hơn 1 triệu ca/ngày, tăng khoảng 100.000 ca so với mức đỉnh trước đó hồi tháng 4.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao chưa từng thấy, chính quyền nhiều thành phố lớn đã quyết định huỷ bỏ hoặc giảm quy mô sự kiện đếm ngược đến giao thừa.
Tuy nhiên, Úc vẫn quyết tâm đón năm mới bằng màn pháo hoa hoành tráng ở Sydney. Hơn 6 tấn pháo hoa sẽ được phóng lên trong 2 màn trình diễn lúc 21h (dành cho các gia đình có con nhỏ) và lúc 0h.
Thủ tướng Úc Scott Morrison chúc mọi người "tận hưởng buổi tối vui vẻ”, trong khi Thủ hiến bang New South Wales - Dominic Perrottet kêu gọi người dân “ra ngoài đón năm mới” ngay cả khi số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở bang này tăng gần gấp đôi lên mức kỷ lục 21.151 ca.
Người dân thành phố Sydney (bang New South Wales) giữ chỗ xem bắn pháo hoa từ chiều 31/12. Ảnh: 7News |
Ảnh: Getty |
Ảnh: Getty |
Ảnh: EPA-EFE |
Thành phố Sydney hiện vẫn đang áp dụng một số quy định phòng dịch, và người dân được yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi công cộng và các khu vực trong nhà. Tuy nhiên, dự kiến hàng nghìn người vẫn sẽ đổ về cảng Sudney để xem pháo hoa mừng năm mới. Nhiều người thậm chí đã xếp hàng từ sáng sớm.
Ngoài Úc, Triều Tiên dường như cũng đang chuẩn bị bắn pháo hoa mừng năm mới lúc nửa đêm tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy một sân khấu lớn đã được dựng lên ngay tại trung tâm thành phố.
Trong khi đó ở bên kia biên giới, không khí có phần ảm đạm khi lễ đánh chuông truyền thống lúc nửa đêm đã bị chính quyền Hàn Quốc huỷ bỏ trong năm thứ 2 liên tiếp.
Giới chức Hàn Quốc tuyên bố tiếp tục gia hạn các quy định phòng dịch nghiêm ngặt thêm 2 tuần để hạn chế tốc độ gia tăng số ca mắc COVID-19.
Tại Trung Quốc, thành phố 13 triệu dân Tây An vẫn đang bị phong toả, và sự kiện năm mới ở các thành phố khác đã bị hủy bỏ.
Tại Indonesia, giới chức thủ đô Jakarta quyết định đóng cửa 11 tuyến đường chính để hạn chế người dân tụ tập đêm Giao thừa.
Malaysia đã cấm các cuộc tụ tập quy mô lớn trên toàn quốc, đồng thời hủy bỏ màn bắn pháo hoa hoành tráng tại Tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur.
Tại Mỹ, Thị trưởng thành phố New York - Bill de Blasio thông báo giảm quy mô sự kiện đếm ngược ở Quảng trường Thời đại xuống còn nhiều nhất 15.000 khán giả, bằng 25% so với mức thông thường. Khách mời được phép vào quảng trường sớm nhất từ 15h, nhưng bắt buộc phải đeo khẩu trang và xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng.
Quảng trường Thời đại trang hoàng trước thềm năm mới. Ảnh: Reuters |
Hãng tin Fox quyết định huỷ cầu truyền hình trực tiếp Toast & Roast 2022 từ Quảng trường Thời đại với lý do “sự lây lan của biến thể Omicron khiến đội ngũ sản xuất không thể đảm bảo chất lượng chương trình”.
Tại Anh, Thị trưởng London - Sadiq Khan tuần trước thông báo sự kiện giao thừa ở Quảng trường Trafalgar đã bị hủy bỏ vì "sự an toàn của người dân phải đặt lên hàng đầu".
Trình diễn laser mừng năm mới ở Newcastle (Anh) ngày 30/12. Ảnh: Reuters |
Tại Pháp, chính quyền thủ đô Paris đã quyết định huỷ bỏ một số hoạt động bao gồm chương trình bắn pháo hoa trên đại lộ Champs-Élysées.
Tại Đức, bữa tiệc đêm giao thừa hằng năm tại Cổng Brandenburg (Berlin) vẫn sẽ diễn ra nhưng không có khán giả. Các màn trình diễn sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình.
Tại Nhật Bản, Giao lộ Shibuya ở Tokyo thường thu hút hàng chục nghìn người đón giao thừa trong bữa tiệc mừng năm mới lớn nhất nhì thế giới. Nhưng năm nay, giống như năm ngoái, sự kiện đón năm mới ở Shibuya đã bị huỷ bỏ. Người dân bị cấm sử dụng đồ uống có cồn ở Shibuya trong hai ngày 31/12 và 1/1.
Tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đã cấm tất cả các hoạt động tụ tập, bao gồm cả lễ giáng sinh và năm mới. Các nhà hàng và quán bar chỉ được phép hoạt động một nửa công suất.