Xem xét các mốc thời gian dài và chi phí lớn, liệu IAF có thể tìm kiếm một lựa chọn rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả không kém bằng cách mua thêm các máy bay Sukhoi Su-30 được nâng cấp thay vì những tiêm kích Rafale đắt đỏ của Pháp?
Điều này có thể được cân nhắc khi giới chức xem xét hai đề xuất của Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL) thuộc sở hữu nhà nước liên quan đến việc mua sắm tiêm kích Rafale. HAL đề nghị xây dựng ba phi đội Su-30 với mức giá chỉ bằng một phần ba số tiền dự kiến chi mua Rafale. Sau đó, HAL đề xuất nâng cấp phi đội Sukhoi hiện có với các thiết bị điện tử hàng không hiện đại hơn, đặt tên cho dòng máy bay mới là 'Super Sukhoi'.
Trong hợp đồng 114 tiêm kích, Mỹ đang chào hàng F-15EX, F-18 Super Hornet và một biến thể F-16 được gọi là F-21. Nga đang chào bán MiG-35 và có thể là Su-57 hoặc Su-35; công ty Saab của Thụy Điển đang cung cấp một biến thể thậm chí còn tiên tiến hơn tiêm kích Gripen của họ, trong khi Pháp một lần nữa chào hàng Rafale. Ấn Độ đã mua 36 chiếc Rafale cho IAF.
Su-30 là loại máy bay tiên tiến và có khả năng thực hiện mọi vai trò - từ chiếm ưu thế trên không / đánh chặn, tấn công mặt đất, là tiêm kích bom - trong khi chi phí chỉ bằng một phần ba so với một chiếc Rafale.
Nhà máy HAL tại Ozhar ở Nashik đang chế tạo 23 chiếc Su-30 cuối cùng trong số 272 chiếc chế tạo theo hợp đồng với Nga, với bộ linh kiện CKD do chính Nga sản xuất.
Vào tháng 5 năm 2018, HAL đã đề nghị xây dựng ba phi đội tiêm kích Su-30 với giá khoảng 170.000.000 Rupi để trang bị tên lửa hành trình BrahMos.
Rafale biến thể F4. (Twitter) |
“Thay vì nâng cấp các máy bay chiến đấu cũ, với tuổi thọ còn lại ngắn hơn, tốt hơn là nên xây dựng thêm ba phi đội Sukhoi mới với khả năng mang tên lửa BrahMos,” Chủ tịch HAL lúc đó là T. Suvarna Raju đã tuyên bố.