Phóng thích điệp viên Mỹ sau 20 năm giam giữ

Rolando "Rollie" Sarraff Trujillo, người được cho là điệp viên Mỹ vừa hồi hương từ Cuba. Ảnh: NBC News
Rolando "Rollie" Sarraff Trujillo, người được cho là điệp viên Mỹ vừa hồi hương từ Cuba. Ảnh: NBC News
Một điệp viên Mỹ vừa được Havana phóng thích sau gần 20 năm giam giữ từng là chuyên gia truyền thông trong Bộ Nội vụ Cuba.

Theo NBC News, điệp viên thuộc Cục Tình báo Trung ương (CIA) đã lấy cắp những thông tin bí mật ở Bộ Nội vụ Cuba và chuyển về cho các đồng nghiệp Mỹ. Ông bị bắt vào năm 1995 và bị kết án 25 năm tù vì tội gián điệp. 

Giới chức Mỹ không tiết lộ danh tính của điệp viên này, nhưng cựu quan chức của Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) Chris Simmons cho hay ông là Rolando "Rollie" Sarraff Trujillo, được cho là 51 tuổi. 

Simmons nói rằng ông đã biết danh tính của Sarraff từ lâu bởi điệp viên này đóng góp nhiều thông tin cho các vụ việc mà ông Simmons phụ trách. Simmons cũng là người điều hành "Bí mật Cuba", một trang web về tình báo Cuba. Ông cho biết lý do duy nhất giúp Sarraff không bị tử hình là do gia đình ông có quan hệ với cơ quan tình báo Cuba. 

Sarraff được cho là một trong hai tù nhân Mỹ hồi hương hôm 17/12 sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ kinh tế và ngoại giao với Cuba sau hơn nửa thế kỷ. Obama mô tả điệp viên này là "một trong những nhân viên tình báo quan trọng nhất mà Mỹ từng có ở Cuba". 

Cả văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) và CIA đều không xác nhận Sarraff có phải là điệp viên vừa được phóng thích trên hay không. Tuy nhiên, New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho hay đó chính là ông.

Trong một thông cáo được phát đi sau đó, DNI cho biết điệp viên này đã cung cấp những thông tin dẫn tới việc xác định và buộc tội nhiều gián điệp trong các cơ quan cấp cao của Mỹ, trong đó có những thành viên thuộc "Nhóm 5 người Cuba". 

Theo Anh Ngọc

Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.