Theo tờ US Defense News Weekly (Tuần báo tin tức quốc phòng Mỹ), động thái của Philippines nhằm nâng cao sức mạnh quân sự trong bối cảnh đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc.
Philippines đã nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, việc thiếu thốn khí tài quân sự hiện đại khiến Manila còn gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với Bắc Kinh ở biển Đông.
Philippines đã cho phép Hải quân Mỹ và Nhật Bản tiếp cận nhiều hơn các cơ sở hải quân nước này. Thêm vào đó, các buổi hội thảo có sự tham dự của các sĩ quan quân sự cấp cao Mỹ sẽ được tổ chức nhằm nêu bật sự cần thiết của việc hiện đại hóa lực lượng quân sự của Philippines.
Thông qua khoản ngân sách khổng lồ này, Manila hy vọng đến năm 2027 có đầy đủ khí tài quân sự để tiến hành tuần tra trên không và trên biển tại vùng đặc quyền kinh tế nước này ở biển Đông. Thêm vào đó, Philippines cần phải huấn luyện lực lượng đổ bộ có thể thực hiện khả năng giảm nguy cơ xung đột và hạn chế các cuộc chiến tranh trong thời bình.
Giai đoạn đầu tiên của hoạt động mua sắm vũ khí đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến năm 2017. Hải quân Philippines đã mua 2 tàu vận tải quân sự chiến lược và đang cân nhắc sắm trực thăng AW159 Wildcat.
Hải quân Philippines được đánh giá là cần thêm tàu khu trục mới, trực thăng chống tàu ngầm, máy bay tấn công nhiều mục tiêu, xe tấn công đổ bộ, hệ thống cung cấp hình ảnh các lực lượng hàng hải và nhắm mục tiêu, hệ thống hỗ trợ căn cứ.
Trong khi đó, lực lượng không quân Philippines đang thiếu radar giám sát trên không, máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay hỗ trợ trên không, trực thăng chiến đấu, hệ thống mô phỏng chiến đấu và hỗ trợ căn cứ cho radar và máy bay chiến đấu.
Riêng quân đội Philippines gần đây đã ký một hợp đồng nâng cấp 142 xe bọc thép M113A2.