Các nhà thầu sẽ tụ hội tại Manila nhằm cạnh tranh giành các hợp đồng trong giai đoạn 1 trị giá 1,5 tỷ USD của một chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines, gồm 3 giai đoạn.
Các tên tuổi lớn tham gia triễn lãm đến từ châu Âu, Israel, Hàn Quốc, và Mỹ gồm: AgustaWestland, Beechcraft, Bell, Brahmos Aerospace, Elbit, Israel Aerospace Industries, Korea Aerospace Industries, Lockheed Martin Mission Systems and Training, Poogsan, Saab, Sikorsky and Thales.
Báo cáo chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines sửa đổi năm 2013 cho thấy, tiềm năng và nhu cầu của Philippines cần phải tổ chức một triển lãm quốc phòng.
Theo báo cáo ngân sách quốc phòng, chương trình này nhằm vào 4 hạng mục: không quân, hải quân, lục quân và trung tâm chỉ huy.
Vào năm 2027, Manila mong muốn sẽ có thể kiểm soát không phận trên vùng đất liền và biển, có khả năng tuần tra, trinh sát trên vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và lực lượng lục quân có thể thực hiện nhiều chức năng từ phát triển thời bình cho tới các xung đột nhỏ và tác chiến thông thường hạn chế.
Giai đoạn mua sắm đầu tiên đã bắt đầu và sẽ kết thúc vào năm 2017. Hải quân Philippines đã trao hợp đồng dóng hai tàu vận tải chiến lược trên biển cho hãng PT PAL của Indonesia. Hải quân Phiippines cũng đang để mắt tới các trực thăng AW 159 Wildcat của hãng AgustaWestland nhưng quyết định chính thức.
Hải quân Philippines cần sắm mới các tàu khu trục, các trực thăng chống ngầm, máy bay tấn công đa nhiệm, tàu đổ bộ tấn công, hệ thống hỗ trợ hình ảnh và xác định mục tiêu trên biển; nâng cấp và mua mới đối với các xưởng đóng tàu, gồm sắm mới các tàu đổ bộ, các phà cao tốc, tàu tấn công trên sống, thuyền hơi vỏ cứng và tàu đột kích vỏ cứng; cải tạo các tàu tấn công nhanh PKM và các tàu tuần tra.
Không quân Philippines đang cần các ra đa trinh sát không gian, máy bay tiêm kích, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay hỗ trợ trên không, trực thăng tấn công, hệ thống mô phỏng và hỗ trợ cho ra đa và máy bay; các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, đạn 20mm, tên lửa không đối đất và hệ thống đánh chặn.
Philippines đã nhận được 12 máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc chế tạo và đang chờ chuyển giao 8 trực thăng AgustaWestland AW109.
Lục quân Philippines vừa ký một hợp đòng nâng cấp 142 xe bọc thép chở quân M113A2 với các tháp pháo Scorpion cỡ 76mm.
Trung tâm chỉ huy và các đơn vị hỗ trợ có nhu cầu mùa các hệ thống chỉ huy , kiểm soát, thông tin, máy tinh, tình báo, trinh sát, do thám…
Philippines còn có nhu cầu đối với các lính vực hóa học, sinh học, phóng xạ (CBRN), xử lý khủng hoảng, đối phó với thiên tai, hỗ trợ nhân đạo, và chống khủng bố.
Tại triển lãm, hãng Dynamit Nobel Defence sẽ trưng bày hệ thống vũ khí vác vai mới có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu.
Thermoteknix Systems sẽ trưng bày các công nghệ nhìn đêm kết nối mới.
Airbus Defence sẽ ra mắt sản phẩm mới có tên GEO, cùng các sản phẩm thông tin vệ tinh băng X. Các phương tiện không người lái gồm phương tiện đổ bộ dưới nước ALISTER 9 người mang của hãng ECA Roboticsm…
Động lực chính đằng sau các nhu cầu hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines là những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.
Philippines đã cho phép Hải quân Mỹ và Nhật Bản tới các căn cứ Hải quân Philippines nhiều hơn, nâng cấp và tăng cường các hệ thống và trang bị chiến đấu hải quân.