Ông Trần Cẩm Tú tái đắc cử Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Ông Trần Cẩm Tú (ảnh internet)
Ông Trần Cẩm Tú (ảnh internet)
TPO - Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã tiếp tục bầu ông Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Sáng 31/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã họp hội nghị lần thứ nhất. Ngoài việc bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương cũng đã tiến hành bầu Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương gồm 19 người.

Ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa XIII tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.

Ngoài ông Trần Cẩm Tú, tại hội nghị này bà Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng được bầu vào Ban Bí thư.

Ông Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961; Quê ở Hà Tĩnh. Ông có trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế

Trong quá trình công tác, ông Tú đã từng giữ các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Hương Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Đến năm 2011, ông được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.

Tới tháng 1/2015, tại hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông được bầu bổ sung làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau đó được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông tiếp tục được bầu vào Uỷ viên Trung ương và sau đó được bầu vào Bộ Chính trị, bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.