Oanh tạc cơ Tu-22 dọa tàu sân bay Mỹ 'chết khiếp'

Một máy bay Tu-22M3 của Không quân Nga hiện tại.
Một máy bay Tu-22M3 của Không quân Nga hiện tại.
30 năm trước, máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô đã "bẻ gẫy" hàng phòng ngự không quân của nhóm tác chiến Hải quân Mỹ.

Vụ việc xảy ra trong vùng biển Nhật Bản vào năm 1985. Các cựu chiến binh không quân chiến lược kể lại rằng khi đó có hai chiếc Tu-22M3 của Liên Xô bay qua đại dương. Tu-22 là loại máy bay ném bom cỡ lớn mang tên lửa tác chiến có độ sải cánh khoảng 35 mét và chiều rộng gần bằng một nửa boong tàu sân bay. Một trong hai chiếc Tu-22M3 mang hai đầu đạn tên lửa X-22 nhằm tiêu diệt tàu sân bay. Chiếc khác mang tên lửa X-28 làm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và radar trên tàu. Tiếp đón cặp đôi ném bom chiến lược này là chiếc chiến đấu cơ F-18 của Mỹ. Chỉ huy lúc bấy giờ điều khiển Tu-22M3 hiểu rằng gần đó có nhóm tàu ​​sân bay của Mỹ.

Oanh tạc cơ Tu-22 dọa tàu sân bay Mỹ 'chết khiếp' ảnh 1 Tàu sân bay USS Kitty Hawk.
Trong lúc tiến gần đến cabin máy bay Nga, phi công Mỹ tháo mũ, nháy mắt với chỉ huy Nga, khoe khoang tên lửa không-đối-không được gắn dưới bụng của phi cơ. Ngay sau đó, máy bay Nga quay nòng pháo đôi để chào đáp lại. Người Mỹ chưa chịu yên, tiếp tục trêu đùa bằng cách ra hiệu thách phi công Nga đáp xuống tàu sân bay đa chức năng "Kitty Hawk". 

Trái ngược với thái độ thách thức của phi công, thực tế ngay trên boong "Kitty Hawk", các thủy thủ hiển hiện sự lo lắng rõ rệt: Hai máy bay chiến đấu của Mỹ báo động không thể di chuyển đến đầu đường băng để cất cánh. Trong khi vội vàng một máy bay đã chặn mất đường bay của chiếc kia. Nhận thấy tình trạng náo loạn đang diễn ra trên boong, chiếc F-18 của Mỹ kèm sát Tu-22 của Nga liền bay xuống dưới để phi công Nga không thể chụp được cảnh tắc nghẽn trên tàu. 

Đội lái Liên Xô quyết định giả vờ hạ cánh xuống boong tàu sân bay Mỹ. Mọi động tác đều theo đúng tuần tự ​​- máy bay hạ độ cao, buông càng và mở cánh tà. Trong bối cảnh máy bay mang tên lửa của Nga đáp xuống ngay lúc nước sôi lửa bỏng, các quân nhân Mỹ lo sợ chờ đợi cụm chỉ huy khi nghĩ rằng có thể tất cả các máy bay trên boong sẽ bị phá hủy. 

Vụ tấn công giả đã thành công trong việc gây hoảng loạn trên tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên nếu như trong một cuộc chiến thực sự, với mục đích đánh bom, Tu-22 sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt bởi những chiếc máy bay bảo vệ tàu sân bay.

Theo Theo Báo Tin Tức/Sputnik
MỚI - NÓNG