Nữ hoàng Elizabeth và sứ mệnh dẫn dắt trong thế giới đổi thay

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thành tựu lớn nhất của Nữ hoàng Anh Elizabeth, người đã băng hà ngày 8/9 sau 70 năm trị vì, là duy trì vai trò của hoàng gia qua nhiều thập kỷ với vô vàn thay đổi chính trị, xã hội và văn hoá, đe doạ biến mô hình quân chủ trở nên lạc hậu.
Nữ hoàng Elizabeth và sứ mệnh dẫn dắt trong thế giới đổi thay ảnh 1

Nữ hoàng Elizabeth II băng hà ngày 8/9. (Ảnh: Reuters)

Vị Nữ hoàng uy nghiêm, đáng tin cậy có thời gian trị vì lâu hơn bất kỳ quốc vương nào. Bà đã giữ vững chế độ hoàng gia trong thế giới hiện đại, loại bỏ bớt nghi lễ triều đình và khiến nó trở nên cởi mở và gần gũi hơn, trước ánh mắt soi xét thường rất thù địch của truyền thông.

“Tôi nghĩ bà đã đưa cả cuộc đời, năng lượng và đam mê vào công việc, bà đã hiện đại hoá và phát triển chế độ quân chủ không giống ai” - Hoàng tử William.

Dù quốc gia mà bà trị vì đôi khi chật vật với nỗ lực duy trì vị thế của mình trong trật tự thế giới mới và hoàng gia đôi khi chưa đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, nhưng bản thân Nữ hoàng vẫn được coi là một biểu tượng của sự ổn định. Bà cũng cố gắng vượt qua rào cản giai cấp và giành được sự tôn trọng của chính phủ và dư luận.

Đối với thế giới, bà là hiện thân của nước Anh, nhưng cũng là một sự bí ẩn, không bao giờ trả lời phỏng vấn và hiếm khi bày tỏ cảm xúc hay quan điểm công khai. Vì thế, bà được hàng triệu người công nhận nhưng hầu như không ai hiểu rõ.

“Tôi nghĩ bà đã đưa cả cuộc đời, năng lượng và đam mê vào công việc, bà đã hiện đại hoá và phát triển chế độ quân chủ không giống ai”, Hoàng tử William, cháu trai của Nữ hoàng Elizabeth và là người kế vị ngai vàng, nói trong một phim tài liệu năm 2012.

Thời trẻ

Elizabeth Alexandra Mary sinh ngày 21/4/1926 tại số 17 phố Bruton, London.

Cô công chúa thời trẻ không bao giờ nghĩ đến chuyện kế vị ngai vàng, cho đến khi người chú là Vua Edward VIII thoái vị năm 1936 vì tình yêu dành cho bà Wallis Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly hôn. Vì thế, ngai vàng được truyền cho cha của Elizabeth. Vua George V lên ngôi khi công chúa Elizabeth 10 tuổi.

Cha qua đời khi bà 25 tuổi, vì thế bà trở thành Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 6/2/1952, khi bà đang cùng chồng là Hoàng tế Philip có chuyến đi đến Kenya. Ông Winston Churchill là thủ tướng đầu tiên trong 15 thủ tướng Anh cầm quyền dưới thời trị vì của bà.

“Tôi không được học gì. Cha tôi qua đời khi còn quá trẻ nên mọi việc diễn ra rất đột ngột. Tôi chỉ cố gắng làm việc tốt nhất có thể”, bà nói trong bộ phim tài liệu năm 1992.

“Đó là vấn đề trưởng thành để trở thành người quen với việc gì đó và chấp nhận sự thật rằng bạn phải ở đây và đó là số phận của bạn. Đó là một công việc cả đời”, bà nói.

Các chính phủ Công đảng và Bảo thủ cầm quyền rồi ra đi, chủ nghĩa nữ quyền làm thay đổi thái độ đối với phụ nữ, và nước Anh trở nên đa sắc tộc, quốc tế hơn.

Trong 70 năm trị vì của bà, nước Anh đã trải qua những thay đổi sâu sắc.

Những năm 1950 hậu chiến tranh khắc khổ chuyển sang những năm 1960 nhiều đung đưa, quốc gia đầy chia rẽ dưới sự lãnh đạo của “Bà đầm thép” Margaret Thatcher trong những năm 1980, kỷ nguyên Công đảng suốt 3 nhiệm kỳ của ông Tony Blair, sự trở lại của chính sách khắc khổ kinh tế rồi đại dịch COVID-19.

Các chính phủ Công đảng và Bảo thủ cầm quyền rồi ra đi, chủ nghĩa nữ quyền làm thay đổi thái độ đối với phụ nữ, và nước Anh trở nên đa sắc tộc, quốc tế hơn.

Nữ hoàng Elizabeth trị vì trong hầu hết thời gian của Chiến tranh Lạnh, từ khi lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin qua đời. Trong thời bà trị vì, 14 đời tổng thống Mỹ, từ Harry S. Truman đến Joe Biden đều đã gặp bà.

Sự kiện trưng cầu dân ý để đưa nước Anh rời EU năm 2016 phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong xã hội Anh.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG