'Nóng' thông tin thiếu máy bay gây sốt vé, cản trở du lịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính Phủ khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng lên giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước.

Tại tờ trình Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tham mưu, kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II của từng bộ, cơ quan.

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm nay (3/4), Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập đến khó khăn của ngành hàng không, số máy bay thương mại giảm mạnh, nhiều đường bay trong nước bị cắt hoặc giảm tần suất, làm tăng giá vé máy bay, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đến cuối tháng 3 số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không tính đến cuối tháng 3 năm nay khoảng 170 chiếc, giảm 40 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

'Nóng' thông tin thiếu máy bay gây sốt vé, cản trở du lịch ảnh 1

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm nay. (ảnh: MPI).

Trước tình hình này, Bộ KH&ĐT đề nghị khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng lên giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng lưu ý về một số khó khăn, thách thức hiện nay trong sản xuất kinh doanh; áp lực lạm phát, tỷ giá; thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro, quản lý thị trường vàng còn bất cập. ) Nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát san lấp nền, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn.

Theo đó, Bộ trưởng KH&ĐT đề xuất tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Cụ thể, khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét quy định gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; nghiên cứu chính sách giảm phí, lệ phí năm 2024; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giảm thuế suất thuế VAT để báo cáo Quốc hội xem xét thực hiện trong 6 tháng cuối năm tại kỳ họp thứ 7.

“Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa, tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn tín dụng; khẩn trương xây dựng, triển khai hiệu quả các gói tín dụng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực ưu tiên (như lúa gạo); công khai mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trước ngày 10/4/2024; khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định và tăng cường quản lý thị trường vàng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng, cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân được mua nhà ở xã hội và tiếp cận vốn vay; thúc đẩy tiến độ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Đề án đầu tư 01 triệu căn nhà ở xã hội.

MỚI - NÓNG
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
TPO - Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước quả cảm, sức mạnh phi thường, mong muốn hoà bình và khát vọng cháy bỏng giành lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam.