Nồng độ axit uric trong máu cao – Có phải mắc gút?

Bình thường, lượng axit uric trong máu được giữ ổn định ở nồng độ dưới 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ. Vậy khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, có phải chúng ta đã mắc bệnh gút?

Theo tiêu chuẩn của Rome (1963), chẩn đoán bệnh gút phải đạt tối thiểu 2 trong 4 tiêu chí sau: Một là nồng độ axit uric máu > 420,5 micromol/lít; hai là xuất hiện hạt tophi; ba là có tinh thể urat trong dịch khớp; bốn là tiền sử bệnh nhân có những đợt viêm khớp diễn ra trong thời gian ngắn. Như vậy, nếu chỉ số axit uric tăng cao thì chưa thể chẩn đoán xác định bệnh gút khi thiếu một trong ba điều kiện còn lại.

Nồng độ axit uric trong máu cao – Có phải mắc gút? ảnh 1

Nồng độ axit uric tăng cao chưa đủ căn cứ xác định bệnh gút

Biểu hiện đặc trưng của bệnh gút là những đợt viêm cấp tính, đột ngột đau nhức khớp (phổ biến ở khớp ngón chân cái), khớp bị sưng, nóng, đỏ, phù nề, căng bóng, kèm theo hiện tượng sốt cao, khát nước,… Sau 1-2 tuần, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên, kéo dài gây viêm đa khớp, biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp hình thành hạt tophi và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Axit uric có thể lắng đọng ở thận, dẫn tới sỏi thận, nặng hơn là gây suy thận.

Trong điều trị bệnh gút, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng một số thuốc như: colchicin, thuốc hạ nồng độ axit uric (allopurinol), thuốc giảm đau chống viêm không steroid,... nhưng các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Để điều trị gút hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của các thuốc Tây y, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang sử dụng phác đồ điều trị dùng thuốc giảm đau, chống viêm để cắt cơn đau cấp. 

Sau đó, dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị, phòng bệnh tái phát, đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, tiêu biểu như Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là trạch tả, có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá,… Hoàng Thống Phong giúp giảm đau – sưng khớp, hạ axit uric trong máu, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát cơn gút cấp hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Nồng độ axit uric trong máu cao – Có phải mắc gút? ảnh 2

Ảnh minh họa

Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu trên 27 bệnh nhân gút tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo phác đồ: Uống thuốc colchicin trong cơn đau cấp, sau đó sử dụng đơn độc Hoàng Thống Phong liên tục 6 tháng. Kết quả cho thấy: 59,3% bệnh nhân hết đau khớp trong 2 ngày đầu, 100% bệnh nhân không bị tái phát trong vòng 6 tháng theo dõi điều trị, 88,9% bệnh nhân có nồng độ axit uric trong máu ở giới hạn bình thường sau 6 tháng điều trị; Hoàng Thống Phong không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu.

Để kiểm soát bệnh gút, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, kết hợp uống Hoàng Thống Phong đều đặn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Uy tín của Hoàng Thống Phong đã được khẳng định:

 1. Nghiên cứu khoa học về tác dụng của Hoàng Thống Phong đối với bệnh gút tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hoàn thành năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh thực hiện đã cho thấy: Hoàng Thống Phong giúp giảm đáng kể axit uric trong máu, giảm viêm sưng khớp, ngăn tái phát cơn gút cấp.

 2. Năm 2013, Hoàng Thống Phong đã được trao cúp và giấy chứng nhận giải thưởng Tin & Dùng, là sản phẩm hàng đầu trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh gút do người tiêu dùng & độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Để biết thêm thông tin về bệnh gút, xin mời truy cập trang web: http://benhgut.com.vn

MỚI - NÓNG