Nông dân vùng sâu thoát nghèo từ mô hình nuôi dê, heo rừng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau khi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân xã Tân Hòa (Buôn Đôn, Đắk Lắk) đã phát triển mô hình nuôi dê, heo rừng sinh sản, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách, anh Hưng đã đầu tư trồng cỏ, mở rộng chuồng trại để phát triển mô hình chăn nuôi dê. Từ đàn dê ban đầu chỉ 8 con, đến nay, gia đình anh đang sở hữu 45 con.

Cùng với chăn nuôi, anh Hưng đầu tư trồng khoảng 200 cây nhãn xen canh trên diện tích 1 héc-tha hồ tiêu. Anh Hưng cho hay, nguồn thu từ việc chăn nuôi dê, sản xuất nông nghiệp đã giúp gia đình anh từng bước phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo từ năm 2021 đến nay.

Chia sẻ kinh nghiệm thoát nghèo, anh Hưng nói phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay vào đúng mục đích; tập trung nghiên cứu, chọn lọc mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình; cũng như biết cách lấy ngắn nuôi dài để phát huy hiệu quả vốn vay.

Nông dân vùng sâu thoát nghèo từ mô hình nuôi dê, heo rừng ảnh 1

Mô hình nuôi dê của nhà anh Hùng

Tương tự, gia đình bà Đặng Thị Hương (trú tại thôn 11, xã Tân Hòa) cũng vượt qua khó khăn, khi biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi. Trước đó, năm 2019, bà Hương được cho vay 70 triệu đồng từ ngân hàng chính sách. Sau đó, gia đình bà đầu tư xây dựng chuồng trại, mua giống mía, cỏ, chuối về trồng để chăn nuôi heo rừng.

Đến nay, đàn heo rừng của gia đình phát triển lên 70 con, cho thu lợi nhuận mỗi năm khoảng 40 triệu đồng. Với số tiền thu được từ mô hình nuôi heo rừng, bà Hương dùng để sửa sang nhà cửa, mở rộng chuồng trại, cuộc sống gia đình từng bước ổn định.

Nông dân vùng sâu thoát nghèo từ mô hình nuôi dê, heo rừng ảnh 2

Mô hình nuôi heo rừng ở Tân Hòa

Ông Sầm Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn cho biết, những năm qua, địa phương chú trọng công tác rà soát đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó, chính quyền nghiên cứu, kết nối các nguồn lực phù hợp để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, nhất là nguồn vốn để họ có kế sinh nhai. Quan trọng hơn, chính quyền động viên, khích lệ để mỗi gia đình nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống, làm ăn kinh tế và từng bước thoát nghèo bền vững và không ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".