Nông dân, công nhân viên, lao động - những nhân tố gắn kết thành công

0:00 / 0:00
0:00
Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (KCP) luôn nhận định người dân trồng mía, công nhân viên, lao động là những nhân tố quan trọng tạo nên thành công, giúp công ty phát triển, có chỗ đứng vững vàng trên thương trường.

Nhiều chính sách đãi ngộ người dân trồng mía

Đến thời điểm này, hai nhà máy đường của KCP đều được đầu tư, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp công ty vươn lên top đầu trong ngành công nghiệp mía đường Việt Nam về sản lượng, chất lượng, uy tín, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo ông K.V.S.R. Subbaiah, Tổng Giám đốc KCP, hiện nay công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 10.000 tấn mía cây/ngày. KCP cũng đã đầu tư, nâng công suất Nhà máy đường Đồng Xuân lên 1.000 tấn mía cây/ngày và đưa vào vận hành Dự án điện sinh khối công suất 30MW.

Để nông dân gắn bó, cung ứng mía cho các nhà máy sản xuất, hàng năm, công ty đều triển khai các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ nông dân trồng mía. Cụ thể là trong ba vụ ép vừa qua, bà con nông dân trồng mía đã hưởng lợi trên 104 tỉ đồng thông qua chính sách hỗ trợ không hoàn lại cho mía trồng mới, hệ thống tưới tiêu, hỗ trợ lãi suất… Và tính trong hơn 22 năm kể từ khi KCP đặt các nhà máy sản xuất tại Phú Yên, KCP đã thu mua 15,3 triệu tấn mía nguyên liệu, sản xuất 1,6 triệu tấn đường, chi trả 17.306 tỉ đồng tiền mua mía cho bà con nông dân, đầu tư 3.348 tỉ đồng vào vùng nguyên liệu, đóng góp 69 tỉ đồng vào chương trình phát triển nông thôn và các hoạt động xã hội.

Nông dân, công nhân viên, lao động - những nhân tố gắn kết thành công ảnh 1

Các đại diện của công ty tham quan mô hình sáng tạo của nông dân huyện Sơn Hòa. Ảnh: KHANG ANH

Ngay từ đầu vụ ép 2023-2024, KCP đã thông báo chính sách đầu tư đãi ngộ cho bà con nông dân, ước tính khoảng 60 tỉ đồng; đầu tư 430 tỉ đồng cho vùng nguyên liệu với diện tích 23.000ha; sẽ mua mía cho bà con với giá 1,33 triệu đồng/tấn mía tại ruộng. Công ty này cũng dự kiến ép khoảng 1,3 triệu tấn mía cây, sản xuất 130.000 tấn đường và xuất lên lưới khoảng 100 triệu KW/h. Ông K.V.S.R. Subbaiah, Tổng Giám đốc KCP cho biết: Công ty chấp hành các chính sách đãi ngộ cho nông dân để phát triển vùng nguyên liệu trên 20.000ha. Đặc biệt trong những năm ngành sản xuất mía đường chịu ảnh hưởng năng nề bởi hạn hán, dịch bệnh, tác động của thị trường, KCP luôn nỗ lực huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm để đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ canh tác mía ổn định, bền vững.

Cùng với việc thực hiện các chính sách đãi ngộ trong mỗi vụ ép, đầu năm 2024, KCP đã tặng thưởng cho những nông dân có sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật thu thu hoạch, sản xuất mía. Hàng năm, KCP đã thông báo để nông dân có sáng kiến mới, hiến kế và sẽ dành phần thưởng cho nông dân và rất vui khi có những nông dân đã sáng tạo thành công máy gắp mía hạn chế tối đa tạp chất. Ông G.Suresh Naidu, Giám đốc nguyên liệu của KCP, cho biết: “Ngoài những phần thưởng dành cho nông dân có đóng góp cho nhà máy, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn nông dân trồng mía tiếp tục có sự sáng tạo, góp sức cùng nhà máy để hoạt động sản xuất mía ngày càng hiệu quả hơn và sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho những nông dân đã có công đóng góp vào sự phát triển, hoạt động của công ty”.

Công nhân viên, lao động được bảo vệ

Không chỉ nông dân mà công nhân, lao động, nhân viên làm việc tại KCP cũng luôn nhận được những chế độ chính sách, quyền lợi thiết thực từ công ty. Cũng theo lãnh đạo công ty, kể từ khi thành lập, KCP đã có những quyết định theo từng thời điểm để ổn định đời sống công nhân viên và hòa nhập văn hóa kinh doanh thông qua việc thành lập Công đoàn cơ sở (năm 2003), Chi bộ đảng, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh (năm 2010), Hội cựu chiến binh (năm 2011); đồng thời đóng góp xã hội từ thiện và phát triển nông thôn lên mức 5% trích từ lợi nhuận thu được hàng năm; đảm bảo các chính sách phúc lợi xã hội cho công nhân viên thông qua Quỹ Phúc lợi Tiến sĩ Dutt - KCP (DKF) chiếm 15% tổng vốn điều lệ của công ty với số tiền hỗ trợ khoảng 11 tỉ đồng/năm cho công tác chăm sóc y tế, giáo dục cho trẻ em, gia đình và hỗ trợ khó khăn.

Nông dân, công nhân viên, lao động - những nhân tố gắn kết thành công ảnh 2

Hằng năm, KCP luôn có chính sách khen thưởng cho các địa phương, nông dân đạt thành tích hay có những đóng góp vào sự phát triển, hoạt động sản xuất của công ty. Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Thái Học, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và lãnh đạo KCP trao thưởng cho nông dân huyện Sơn Hòa nhân dịp khai trương vụ ép mới. Ảnh: KHANG ANH

Hoạt động hiệu quả và liên tục phát triển, KCP đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt có những đóng góp cho các địa phương miền núi, vùng khó khăn của tỉnh; tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động, nông dân. Với vùng nguyên liệu đã được mở rộng, KCP sẽ đầu tư để thu hoạch mía bằng máy thu hoạch liên hợp trong niên vụ mới; thực hiện dự án Nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu và cồn thực phẩm với công suất 60.000 lít/ngày, dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy điện sinh khối lên 60MW, dự án mở rộng, nâng công suất các nhà máy đường lên 16.000 tấn mía cây/ngày… với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 triệu USD.

Tiếp nối những thành công và có nhiều đóng góp cho địa phương, những năm qua, KCP vinh dự nhận được nhiều cờ thi đua, bằng khen của UBND tỉnh, Trung ương, Giải Vàng chất lượng quốc gia, Huân chương Lao động hạng III và Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước. Đây là những phần thưởng danh giá, là động lực để KCP tiếp tục nỗ lực, tạo những thành công trên chặng đường mới.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.