Phóng viên ảnh Damir Sagolj của Reuters đã đến một số địa phương trong vùng Mỹ rải chất độc để tìm hiểu cuộc sống của các nạn nhân.
Quang cảnh xung quanh sân bay Đà Nẵng. Đây là một trong những nơi Mỹ để những thùng chất độc da cam có khả năng làm rụng lá cây rừng để bộ đội không còn nơi ẩn náu. Hơn 40 năm sau, chính quyền địa phương đang nỗ lực làm sạch chất độc tại khu vực này.
Le Dang Ngoc Hung, 16 tuổi, là nạn nhân tại Đà Nẵng. Bố em phơi nhiễm chất dioxin trong thời chiến. Phóng viên ảnh Damir Sagolj của Reuters đã đến một số địa phương trong vùng Mỹ rải chất độc để tìm hiểu cuộc sống của các nạn nhân.
Bà Dang Thi Quang va con trai Nguyen Van Binh tại ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình. Bố của anh Binh từng là chiến sĩ trong đội vận chuyển, tiếp tế ở khu vực Mỹ rải chất diệt cỏ. Chất độc không chỉ tác động đến các cựu chiến binh, mà còn để lại hậu quả ghê gớm đối với những thế hệ con cháu của họ.
Cựu chiến binh Nguyen Hong Phuc, 63 tuổi, ngồi bên con trai Nguyen Dinh Loc, 20 tuổi. Người đại diện Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAVA) nói với Reuters rằng, hơn 4,8 triệu người dân Việt Nam phơi nhiễm loại chất diệt cỏ này.
Ông Le Van Dan là người lính từng tiếp xúc trực tiếp với chất độc vào ngày máy bay Mỹ phun nó xuống các cánh rừng. Hai cháu trai của ông mắc dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của dioxin.
Doan Thi Hong Gam, 38 tuổi, kéo tấm chăn mỏng trùm kín cơ thể khi người lạ đến gần căn phòng riêng ở Thái Bình. Gia đình đã chăm sóc Hong Gam từ khi cô 16 tuổi do những biến chứng về tâm thần. Bố của Hong Gam nằm ở căn phòng bên cạnh. Sức khỏe của người cựu chiến binh giảm đáng kể vì ảnh hưởng từ chất độc.
Ông Do Duc Diu bên ngôi mộ tập thể mà ông xây để chôn 12 người con. Tất cả họ đều mắc dị tật bẩm sinh. Một số con gái của ông Duc Diu may mắn sống sót, nhưng sức khỏe của họ rất kém. Hàng chục năm qua, Duc Diu và vợ luôn hy vọng sinh ra một đứa con khỏe mạnh. Họ chỉ biết về ảnh hưởng của chất độc da cam khi đứa trẻ thứ 15 chào đời.
Anh Lai Van Manh là nạn nhân da cam tại làng Tường An, tỉnh Bình Định. Bố của anh từng là chiến sĩ cách mạng trong khu vực quân đội Mỹ phun chất diệt cỏ.
Những đứa con của đôi vợ chồng trẻ này vô tình chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Họ chuyển tới gần sân bay Đà Nẵng để sống từ cuối thập niên 90. Khi mới đến, người chồng thường bắt cá, ốc và hái rau quanh sông để chế biến thành món ăn. Họ không biết rằng mọi thứ đã nhiễm dioxin từ con sông và ao hồ xung quanh sân bay. Con gái của họ chào đời năm 2000. Em qua đời khi 7 tuổi vì sức khỏe suy kiệt. Họ tiếp tục sinh con trai vào năm 2008 và đứa trẻ chịu những dị tật giống chị.
Những trẻ em chịu ảnh hưởng của chất độc da cam ngay từ khi chào đời được chăm sóc tại làng Hòa bình, bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.