TPO - Đảo rộng 202km2, lớn thứ hai của Tây Úc, vốn là một vùng khá lộng gió với tốc độ trung bình khoảng 22,2km/h. Đảo này đã từng hứng cơn gió khủng khiếp lên tới 407km/h.
1. Quốc gia nào sau đây trung bình hàng năm hứng chịu 20 cơn bão?
icon
Philippines
icon
Indonesia
icon
Ấn Độ
icon
Trung Quốc
Câu trả lời đúng là đáp án A: Philippines là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương, Philippines rất dễ gặp rủi ro địa chấn và núi lửa. Trung bình mỗi năm quốc gia Đông Nam Á này hứng chịu 20 cơn bão, trong đó có nhiều cơn bão mạnh với sức tàn phá lớn. Theo Chỉ số Rủi ro Thế giới năm 2022, Philippines cũng đứng đầu trong số những quốc gia dễ xảy ra thiên tai nhất thế giới.
2. Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PASAGA) dự báo, Philippines có khả năng hứng chịu nhiều bão hơn trong năm 2024?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PASAGA) dự báo, Philippines có khả năng hứng chịu nhiều bão hơn trong năm 2024 so với năm ngoái do khả năng hiện tượng La Nina quay trở lại.
3. Trận động đất và sóng thần tấn công Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 gây tổn thất bao tỉ USD?
icon
110 tỉ USD
icon
210 tỉ USD
icon
270 tỉ USD
Câu trả lời đúng là đáp án B: Trận động đất và sóng thần tấn công Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới kể từ năm 1980, với thiệt hại lên tới 210 tỉ USD. Trận động đất Kobe ở Nhật Bản năm 1995 và trận động đất Tứ Xuyên ở Trung Quốc năm 2000 cũng được xếp hạng trong số những thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài động đất, bão cũng có xu hướng để lại tác động kinh tế đáng kể ở nơi chúng tấn công. Bảy trong số mười thảm họa thiên nhiên lớn nhất, dựa trên thiệt hại kinh tế, là bão, trong đó bão Katrina đổ bộ vào bờ biển Mỹ vào năm 2005, là thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất
4. Nơi mưa nhiều nhất thế giới?
icon
Andhra Pradesh
icon
Assam
icon
Meghalaya
Câu trả lời đúng là đáp án C: Meghalaya là một bang tại đông bắc Ấn Độ hiện sở hữu 2 khu vực có lượng mưa nhiều nhất nhì thế giới. Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11.873mm/năm. Xếp ngay sau là người láng giềng Cherrapunju cùng bang với khoảng 11.430mm/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trung bình ở Việt Nam (1.500-2.000mm/năm). Lượng mưa này có thể làm ngập đến tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de Janeiro, Brazil. Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7.000mm. Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió. Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối.
5. Nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới?
icon
Hồ Emerald
icon
Hồ Wedgemount
icon
Hồ Maracaibo
Câu trả lời đúng là đáp án C: Hồ Maracaibo ở Venezuela là nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới với trung bình 250 cú sét trên 1 km2 mỗi năm. Trong cao điểm mùa mưa vào tháng 10, hồ Maracaibo có thể hứng 28 cú sét trong 1 phút. Hồ Maracaibo nằm ở tây bắc Venezuela, chảy qua thành phố Maracaibo trước khi đổ ra biển Caribe. Hồ nằm trong một nhánh của dãy Alpes nên ba mặt được bao bọc bởi núi cao. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học cho rằng do các mỏ urani khu vực hồ này khiến thu hút nhiều sét. Gần đây, một giả thuyết cho biết độ dẫn điện của không khí trên mặt hồ tăng do khí metan giải phóng từ các mỏ dầu bên dưới hồ, dẫn điện của không khí tăng dẫn đến có nhiều sét đánh xuống hồ.
6. Nơi nào gió mạnh nhất thế giới?
icon
Đảo Barrow
icon
Đảo Orcar
icon
Đảo Cocos
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo trang Mother Nature Network, cơn gió mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới có vận tốc lên đến 407km/giờ, càn quét đảo Barrow, Úc vào ngày 10-4-1996. Đảo Barrow rộng 202km2, là hòn đảo lớn thứ hai của Tây Úc vốn là một vùng khá lộng gió với tốc độ trung bình khoảng 22,2km/h. Sở dĩ cơn gió khủng khiếp 407km/h năm 1996 hình thành là do ảnh hưởng của cơn bão Olivia đang đổ bộ vào hòn đảo này. Ngày nay, đảo Barrow là khu vực khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên trọng điểm của nước Úc.
7. Nơi nào khô hạn nhất nhất thế giới?
icon
Thung lũng chết
icon
Thung lũng khô hạn
icon
Thung lũng Canyon
Câu trả lời đúng là đáp án B: Câu trả lời đúng là đáp án C: Thung lũng khô hạn (Dry Valleys) thường được xem là điểm khô hạn nhất trên thế giới và được đặt biệt danh "sao Hỏa của Trái đất". Nơi đây không hề có mưa trong gần 2 triệu năm. Nguyên nhân chính là do gió Katabatic từ những vùng núi xung quanh thổi cực mạnh quanh năm làm cuốn đi hơi nước gây mưa. Không tính vùng cực, hoang mạc Atacama là nơi khô hạn nhất. Đây là một hoang mạc kéo dài 1.000km trên lãnh thổ Chile và Peru, giữa Thái Bình Dương và dải Andes. Lượng mưa nơi đây chỉ khoảng 15mm/năm. Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cho thấy từ năm 1570-1971, hoang mạc hình thành cách đây 40 triệu năm này không có một giọt mưa nào.
TPO - Thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã bắt đầu có hiệu lực, bao gồm mức thuế lên đến 104% đối với hàng hóa Trung Quốc.
TPO - Khu vực diễu binh, diễu hành sẽ có sử dụng công nghệ LED, bố trí hệ thống màn hình theo hình thức sắp đặt, kết hợp công nghệ thực tế ảo, video art, 3D…
TPO - Chiều 8/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi Gặp mặt các cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
TPO - Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hoá, không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra; Bộ Tài chính tăng cường trao đổi thông tin hải quan với phía Mỹ về các biện pháp phòng vệ thương mại, trốn thuế.
TPO - Thủ tướng vừa có quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 – 2026 với ông Trần Trí Quang – Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh.
TPO - Một quán bia ở phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa xảy vụ nổ lớn khiến nhiều vật dụng bay tứ tung, nhiều tấm kính cường lực bị vỡ, cột khói đen bao trùm quán, lửa lan xung quanh.
TPO - Về chế độ làm việc, trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin, Chính phủ số, chính quyền số và công dân số, Bộ Nội vụ khuyến nghị cho một số công chức phải chăm con nhỏ, chăm cha mẹ già đau ốm... được làm việc bán thời gian, làm việc từ xa.
TPO - Sáng 9/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez họp báo chung thông báo kết quả hội đàm. Hai bên nhất trí hướng tới nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào thời gian thích hợp.
TPO - Khu vực diễu binh, diễu hành sẽ có sử dụng công nghệ LED, bố trí hệ thống màn hình theo hình thức sắp đặt, kết hợp công nghệ thực tế ảo, video art, 3D…
TPO - Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 33 học sinh, giáo viên, tình nguyện viên nghi ngộ độc; Kẻ xâm hại tình dục nhiều trẻ em ở Lâm Đồng có thể đối diện mức án nào?; Sập trần hộp đêm ở Cộng hòa Dominica, ít nhất 66 người thiệt mạng, 155 người bị thương… là những thông tin nổi bật của Tin Nhanh ngày 9/4/2025.