Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn

TPO - Do đã khai thác hết quỹ đất ở dải phân cách giữa, mặt bằng quỹ đất song hành với đường gom hạn hẹp, và tuyến đường đang có nhiều nút giao cắt… đang là những trở ngại, thậm chí gây phát sinh chi phí cao khi làm cầu cạn để mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 1

Để tăng hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo mỹ quan, hiện hầu hết các tuyến đường trên cao, trong đó có đường Vành đai 2, Vành đai 3 tại Hà Nội đều được xây dựng ở dải phân cách giữa. Ảnh: Đường Vành đai 3 trên cao tại đoạn qua nút giao với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 2

Tuy nhiên, với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhà đầu tư dự án vừa đề xuất mở rộng lòng đường từ 6 làn xe thành 12 làn bằng cầu cạn nhưng không xây ở dải phân cách giữa.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 3

Lý do của việc này, nhà đầu tư là Cty CP đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, hiện quỹ đất ở dải phân cách giữa không còn, chỉ đủ để trồng cỏ và dựng bờ tôn lượn sóng ngăn cách hai chiều đường.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 4

Do vậy để mở rộng tuyến đường từ 6 lên 12 làn xe để giảm quá tải, ùn tắc, nhà đầu tư đã đề xuất xây cầu cạn ở hai bên khoảng không giữa mái ta-luy và đường gom.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 5

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây 2 nguyên đơn cầu cạn ở khoảng đất lưu không hai bên cánh gà và chạy song song với đường cao tốc

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 6

Đánh giá đây cũng là một hình thức làm cầu cạn, nhưng để làm theo hình thức này, nhà đầu tư phải làm đến 2 nguyên đơn cầu, và thay vì chỉ làm một trụ đỡ thì nhà đầu tư phải làm cả hai dãy trụ chạy song song hai bên đường cao tốc. Điều này khiến thời gian thi công lâu và chắc chắn chi phí sẽ cao hơn so với làm 1 trụ.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 7

Cùng với đó, hiện quỹ đất ở cánh gà hai bên phải và trái tuyến cao tốc không có mặt cắt ngang đồng đều, không có vị trí còn đủ rộng, thậm còn là đường hẹp, đường cụt, vướng cột điện... như đoạn đi qua địa phận huyện Thường Tín sẽ khó để làm cầu cạn.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 8

Với đoạn cao tốc đi qua khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) đường gom đang là đường đô thị, mép đường là các tòa nhà chung cư cao tầng sát nhau.

Những trở ngại lớn khi mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng cầu cạn ảnh 9

Ngoài ra trên tuyến hiện có 4 nút giao và một trạm thu phí, sắp tới sẽ có thêm 3 nút giao đấu nối vào (Vành đai 4, Vành đai 3,5, đường nối cao tốc với Vành đai 3), liệu phương án làm cầu cạn hai bên như vậy khi qua các nút giao cầu cạn sẽ đi thế nào, nếu tiếp cận hết các nút giao này liệu có đảm bảo nguyên tắc 10 km mới được bố trí một nút giao?

Do lưu lượng xe đã vượt gần gấp đôi thiết kế, giao thông thường xảy ra ùn tắc nên đơn vị quản lý cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là Cty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vừa đề xuất mở rộng tuyến đường từ 6 làn xe lên 12 làn xe. Về hình thức thực hiện, ngày 27/3, đại diện nhà đầu tư cho biết, sẽ làm cầu cạn hai bên cánh gà để mở rộng tuyến đường.

Sau khi có đề xuất của nhà đầu tư, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với nhà đầu tư và các cơ quan đơn vị triển khai bước tiếp theo, trong đó có thẩm định các giải pháp thi công, bảo đảm tuân thủ quy định, sớm có báo cáo cụ thể với lãnh đạo Bộ.

MỚI - NÓNG
 Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên, thanh niên
TPO - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên cơ quan năm 2025, Đảng ủy - Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã trao đổi về định hướng chiến lược phát triển cơ quan; vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Đi đường nào đến lễ hội Đền Hùng để tránh ùn tắc?
Đi đường nào đến lễ hội Đền Hùng để tránh ùn tắc?
TPO - Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, lượng người, phương tiện về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) dự báo tăng đột biến. Để đảm bảo an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng giao thông từ xa chống ùn tắc.
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam nhảy 'Bắc Bling'
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam nhảy 'Bắc Bling'
TPO - Top 41 thí sinh tự tin trình diễn kỹ năng nhảy múa trong buổi học vũ đạo để chuẩn bị cho bài đồng diễn tại chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Biên đạo múa Nga Ruby nhận xét các thí sinh chăm chỉ, ham học hỏi, khả năng cảm nhạc tốt.
Bình luận

Vũ Việt

Mình nghĩ chỉ cần mở rộng đến điểm đấu nối vành đai 4 là đủ. Sau đó lượng xe sẽ giảm nhiều và cũng điều hướng xe đi vành đai 4, giảm tải cho vành đai 3 đã quá tải. Nếu mở rộng đến vành đai 3 thì phải có thêm giải pháp giải tỏa lưu lượng xe vào nội đô nhanh chóng hơn chứ không thì cũng vẫn tắc dây chuyền ở đoạn cuối cao tốc thôi.

Thích Trả lời

Buixuancay

Xem phương án bán cầu mở rộng mỗi bên một làn xe để có 8 làn xe là hợp lý.

Thích Trả lời

Bùi Quang Vấn

Mở một đường mới ở vị trí khác, tạo không gian phát triển.

Thích (1)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh nút giao 3 tầng kết nối cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình với Vành đai 5

Hình ảnh nút giao 3 tầng kết nối cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình với Vành đai 5

TPO - Để hoàn thiện hạ tầng đường Vành đai 5 và tăng kết nối giữa cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) - Ninh Bình với đường địa phương (Hà Nam), Bộ Xây dựng và tỉnh Hà Nam đã thống nhất xây dựng nút giao Phú Thứ với thiết kế 3 tầng. Hiện dự án đang được thi công và có thời gian “cán đích” trong năm 2025.
Hình ảnh mới nhất Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vừa bị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra

Hình ảnh mới nhất Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vừa bị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra

TPO - Hình ảnh 2 bệnh viện to lớn được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng bỏ hoang 10 năm qua, gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công. Thanh tra Chính phủ vừa chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại 2 dự án này sang Bộ Công an để xem xét, điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
Sau vụ chiếm đất, đe dọa cán bộ tại Hà Nội: Rà soát, xử phạt hàng loạt đối tượng khác

Sau vụ chiếm đất, đe dọa cán bộ tại Hà Nội: Rà soát, xử phạt hàng loạt đối tượng khác

TPO - Sau vụ chiếm đất, đe dọa cán bộ xảy ra tại khu vực thôn 5, xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất, Hà Nội) mà Báo Tiền Phong đã phản ánh, UBND huyện Thạch Thất đã rà soát và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều trường hợp khác có hành vi chiếm đất, khai thác đất trái phép.