Tôm ma. Lớp vỏ của loài động vật giáp xác nhỏ này khiến chúng gần trong suốt như thủy tinh. Trong tự nhiên, chúng có thể sống sông hồ ở nhiều nước, trong đó có Mỹ. Con tôm trong đến nỗi nó chỉ có màu sau khi ăn. Thức ăn chủ yếu của nó có gốc thực vật, vì vậy nó sẽ có màu xanh sau khi ăn. Ảnh: iStock.
Ếch thủy tinh. Centrolenidae là một họ động vật lưỡng cư. Chúng được gọi là ếch thủy tinh vì phần da bụng có độ trong suốt cao, giống một bản chụp cộng hưởng từ MRI nếu nhìn từ phía dưới. Qua lớp da trong suốt này, các cơ quan nội tạng của ếch có thể được nhìn thấy rõ. Đây là loài thường sống trong các khu rừng ở Trung và Nam Mỹ. Ảnh: iStock.
Bướm cánh thủy tinh. Loài bướm này còn có tên theo tiếng Tây Ban Nha là espejitos, nghĩa là những chiếc gương nhỏ. Nếu không có đường viền tối màu quanh cánh, người quan sát có thể không phát hiện một con bướm khi nó đậu trên chiếc lá hoặc bông hoa. Ảnh: Flickr.
Cá mắt thùng. Loài cá này đôi khi còn được gọi là cá ma quỷ, vì có hình thù kỳ dị với phần đầu hoàn toàn trong suốt. Mắt cá ở bên trong đầu, có thể giúp chúng nhìn thẳng lên trên và phát hiện bóng của con mồi. Đôi mắt cũng có thể xoay theo nhiều hướng. Ảnh: MBARI.
Mực ống. Có khoảng 60 loài mực ống thủy tinh trên thế giới. Cơ thể trong suốt giúp con mực ẩn nấp trước kẻ săn mồi. Nhiều loài còn có khả năng phát quang sinh học. Ảnh:WikiCommons.
Bạch tuộc. Vitreledonellidae là tên khoa học của loài bạch tuộc trong suốt, được tìm thấy ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhờ đặc điểm này, các nhà khoa học có thể biết rằng thị giác của chúng rất nhạy bén. Ảnh: WikiCommons.
Cá sấu băng. Cá sấu băng là loài săn mồi ở Nam Cực. Chúng là loài có xương sống duy nhất từng được biết đến trên thế giới không có hemoglobin (phân tử protein trong máu có chức năng vận chuyển oxy). Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại nhờ nhiệt độ âm ở vùng biển sinh sống vì nước lạnh có lượng oxy hòa tan cao hơn so với nước ấm. Ảnh: Wiki Commons.
Bọ rùa. Loài côn trùng này không hoàn toàn trong suốt, nhưng chúng có lớp vỏ gần như vô hình. Nhờ đó, con bọ có thể đánh lừa thị giác của kẻ săn mồi. Bọ rùa có nhiều phân loài, với đặc điểm khác biệt ở phần thân dưới lớp vỏ trong suốt. Ảnh: Flickr.
Sống đuôi. Sinh vật trong suốt và trôi nổi tự do này di chuyển bằng cách hút và bơm nước qua bộ lọc bên trong. Chúng có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu, nhưng phổ biến nhất ở Nam Đại Dương (vùng nước bao quanh châu Nam Cực). Ảnh:WikiCommons.
Hải sâm trong suốt. Loài này có bề ngoài trong suốt và nhìn rõ được đường tiêu hóa ở bên trong. Chúng sống ở độ sâu khoảng 2.750 m. Ảnh: Woods Hole Oceanographic Institution.
Sứa. Sứa có thể là sinh vật trong suốt được biết đến phổ biến nhất trong thế giới tự nhiên. Với những vết chích làm chết người và hình dạng trong suốt, nhiều loài thuộc ngành sứa lông châm được xếp vào nhóm nguy hiểm. Ảnh: Flickr.
Post by Báo Tiền Phong.