Phát hiện những đốm xanh kỳ lạ trên sao Hỏa, dấu hiệu của sự sống?

TPO - Tàu thám hiểm, hay còn gọi là xe tự hành, Perseverance của NASA đã phát hiện những đốm xanh kỳ lạ trên đá sao Hỏa, có khả năng cho thấy sự tương tác trong quá khứ với nước lỏng.
Phát hiện những đốm xanh kỳ lạ trên sao Hỏa, dấu hiệu của sự sống? ảnh 1

Xe tự hành Perseverance của NASA đã tìm thấy một tảng đá có những đốm xanh kỳ lạ (nhìn ở góc trên bên trái) và nó có thể chứa đựng manh mối về nước trong quá khứ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Xe tự hành Perseverance của NASA sắp hoàn thành bốn năm hoạt động trên bề mặt sao Hỏa và trong suốt thời gian này, nó đã khám phá các môi trường cổ đại, thu thập mẫu vật và điều tra xem liệu Sao Hỏa, người hàng xóm màu đỏ của chúng ta có từng hỗ trợ sự sống của vi khuẩn hay không

Trong những phát hiện mới nhất của mình , Perseverance đã chụp ảnh khảm ban đêm của mảng mài mòn Malgosa Crest, tại một địa điểm được gọi là "Serpentine Rapids", bằng máy ảnh SHERLOC WATSON. Hình ảnh cho thấy những đốm trắng, đen và đáng ngạc nhiên là có màu xanh lục bên trong tảng đá. Trong khi thành phần của những tảng đá này vẫn còn là một bí ẩn.

Để chụp ảnh từ bên trong tảng đá, Perseverance đã tạo một mảng mài mòn trong một mỏm đá có tên là "Wallace Butte". Mảng mài mòn có đường kính 5 cm và đốm xanh lớn có thể nhìn thấy ở góc trên bên trái của hình ảnh có đường kính khoảng hai milimét.Hình ảnh được chụp vào ngày 19/8 vừa qua, vào ngày sao Hỏa thứ 1.243 của sứ mệnh sao Hỏa 2020.

Những tảng đá trên Trái Đất giống với những tảng đá đỏ được nghiên cứu trên sao Hỏa thường có màu từ sắt bị oxy hóa. Những đốm xanh lá cây trong hình ảnh mới của Perseverance cũng phổ biến trong những tảng đá đỏ trên Trái Đất và được hình thành khi nước lỏng thấm qua trầm tích trước khi đông cứng thành đá. Quá trình này hỗ trợ phản ứng hóa học biến sắt bị oxy hóa thành dạng khử, tạo ra màu xanh lá cây trong đá.

Đôi khi, vi khuẩn đóng vai trò trong quá trình này trên Trái đất, nhưng vật chất hữu cơ phân hủy cũng có thể tạo ra các điều kiện thích hợp cho phản ứng khử. Tương tác hóa học giữa lưu huỳnh và sắt cũng có thể tạo điều kiện cho phản ứng khử sắt mà không cần sự trợ giúp của vi sinh vật.

Tuy nhiên, loại phản ứng nào chính xác đã gây ra các đốm xanh được tìm thấy trong hình ảnh của Perseverance vẫn là một câu đố, vì không có đủ chỗ để xe tự hành đặt cánh tay giữ các thiết bị SHERLOC và PIXL một cách an toàn trực tiếp lên trên đốm xanh. Nhóm nghiên cứu hy vọng Perseverance sẽ khai quật được thứ gì đó tương tự trong tương lai để hiểu rõ hơn về loại phản ứng hóa học nào đang tạo ra các đặc điểm này trong đá.

Kế hoạch tiếp theo của Perseverance là bay lên vành miệng núi lửa Jezero, trong thời gian đó nó sẽ phải vượt qua địa hình dốc. Cuối cùng, nó sẽ rời khỏi miệng núi lửa mà nó đã gọi là nhà trong hai năm qua.

Theo Space.com
MỚI - NÓNG