Những quy định 'oái oăm' khiến học sinh, sinh viên...khóc thét

Jacob Ford mang lò vi sóng đựng sách vở, đồ dùng học tập.
Jacob Ford mang lò vi sóng đựng sách vở, đồ dùng học tập.
TPO - Nam sinh dùng lò vi sóng đựng sách vở gây choáng; Học sinh không được phép thay đổi bất cứ thứ gì về ngoại hình hay không được phép biến tấu đồng phục dưới mọi hình thức; sinh viên phải đi lễ chùa thường xuyên…là những quy định oái oăm với học sinh, sinh viên của nhiều trường học trên thế giới.

Trường quy định oái oăm, nam sinh dùng lò vi sóng đựng sách vở

Mới đây, trường Spalding Grammar ở Anh đưa ra quy định cấm học sinh mang cặp sách khi di chuyển giữa các lớp học. Lý do được đưa ra là do mang cặp sách to trên vai sẽ gây tổn thương vai cho các em học sinh. Thay vào đó, các em được khuyến khích cầm sách bằng tay.

Sau khi quy định này được đưa ra, Jacob Ford, 16 tuổi, học sinh của trường không đồng tình. Nam sinh này đã thực hiện việc phản đối âm thầm bằng cách mang theo giỏ đan và lò vi sóng để đựng sách, vở tới trường.

Những quy định 'oái oăm' khiến học sinh, sinh viên...khóc thét ảnh 1 Đại học Orl Robert (Ảnh: Ohlala)
Đi lễ nhà thờ ít nhất hai lần mỗi tuần

Đại học Orl Robert (ORU) ở Oklahoma, Mỹ có quy định tất cả giảng viên, nhân viên, sinh viên phải đi lễ nhà thờ ít nhất hai lần mỗi tuần. Khi đến trường, sinh viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nội quy về trang phục: giản dị, gọn gàng, không đeo khuyên hay xăm mình. Trước đây, sinh viên còn bị cấm trang điểm. 

Mặc đồng phục cả tuần

Học sinh không được phép thay đổi bất cứ thứ gì về ngoại hình. Đây là quy định phổ biến ở hầu hết các trường học Nhật Bản. Theo đó, học sinh không được phép trang điểm, nhuộm tóc, sơn móng,…thậm chí là tỉa lông mày.

Không được phép biến tấu đồng phục dưới mọi hình thức. Học sinh Nhật Bản bắt buộc phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần và không được phép “sáng tạo” như cắt ngắn, trang trí thêm phụ kiện,…

 
Những quy định 'oái oăm' khiến học sinh, sinh viên...khóc thét ảnh 2 Đại học Bob Jones (Ảnh: US News).
Sinh viên phải đi lễ chùa thường xuyên

Đại học Bob Jones (South Carolina, Mỹ) cũng yêu cầu sinh viên phải đi lễ nhà thờ thường xuyên. Bob Jones cũng cấm sinh viên làm việc tại quán bar hay làm quá 22h30 các ngày trong tuần hay giữa đêm vào cuối tuần, công việc giao hàng tại nhà mà không được hiệu trưởng cho phép và không có giấy phép bán lẻ. Sinh viên năm nhất và năm hai không được phép lái xe.

Nữ sinh phải mặc váy dài từ đầu gối trở xuống

Brigham Young lại có quy định khá khắt khe về vấn đề trang phục, Theo đó tất cả nữ sinh tại ngôi trường này phải mặc váy dài từ đầu gối trở xuống, nam sinh không để tóc dài quá tai, để râu. Đồng thời sinh viên không được nhuộm tóc và phải mặc quần áo theo quy định.

Những quy định 'oái oăm' khiến học sinh, sinh viên...khóc thét ảnh 3 Đại học Asbury cũng có quy định nghiêm khắc không kém
Thăm hỏi bạn bè cần có giấy phép nộp cho nhà trường

Đại học Asbury (Kentucky, Mỹ) lại có quy định khá oái oăm. Sinh viên ở đây nếu muốn thăm hỏi bạn bè khác giới trong một số trường hợp phải có giấy cho phép từ gia đình và nộp lại cho nhà trường.

Hạn chế số lần đi vệ sinh

Một trường trung học ở Chicago (Mỹ) hạn chế số lần học sinh rời lớp để vào nhà vệ sinh, chỉ ba lần trong một học kỳ. Nếu muốn sử dụng quá số lần quy định, các em phải đợi sau khi hết giờ. Hiệu trưởng giải thích với phụ huynh rằng học sinh có thể kiếm cớ ra nhà vệ sinh để trốn học.

Cấm giơ tay

Một trường học ở Nottinghamshire (Anh) cấm học sinh giơ tay phát biểu. Hiệu trưởng cho biết khi yêu cầu học sinh xung phong, chỉ một số em thường xuyên giơ tay. Điều này không khuyến khích việc học của các học sinh khác trong lớp. Do đó, giáo viên nên chọn người trả lời. 

Một số phụ huynh lại cho rằng sự thay đổi khiến những đứa trẻ trở nên bồn chồn, lo lắng. Chúng có thể được gọi khi không biết câu trả lời và mất cơ hội được trả lời khi biết đáp án. 

Danh sách 50 từ cấm trong bài kiểm tra chuẩn hóa

Năm 2012, Sở Giáo dục New York (Mỹ) công bố danh sách 50 từ cấm xuất hiện trong các bài kiểm tra chuẩn hóa của thành phố, vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Danh sách này gồm "nghèo đói", "ly hôn", "bệnh tật"... bởi e ngại chúng gợi nhớ những ký ức đau buồn liên quan đến hoàn cảnh gia đình của trẻ. 

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.