Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm lãng phí SGK

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh Như Ý
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh Như Ý
TPO - Thừa nhận việc lãng phí SGK là có thật như đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhận trách nhiệm về vấn đề này.

Sáng 1/11, trả lời chất vấn của đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) về lãng phí sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã có báo cáo tổng thể về nội dung này gửi các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng thừa nhận, với thực trạng SGK như vừa qua, việc lãng phí là có thật. Đề cập đến nguyên nhân, ông cho biết, thiết kế SGK hiện hành có nhiều dạng bài tập khiến học sinh viết, vẽ vào đó, gây lãng phí.

Trước thực trạng trên, Bộ đã chỉ đạo nhằm hạn chế sự lãng phí này, hướng dẫn các thầy giáo, học sinh không viết vào một số loại sách mà ghi ra vở. Cùng với đó, Bộ cũng tổ chức tập huấn giáo viên, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK theo hướng tiết kiệm.

Tuy nhiên theo ông, hiệu quả các giải pháp này còn hạn chế. “Tôi xin nhận trách nhiệm vấn đề này”, ông Nhạ cho hay.

Trước đó vào chiều 31/10, trả lời đại biểu về chương trình, SGK, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Một trong những mục tiêu rất quan trọng khi xây dựng chương trình, SGK giáo dục phổ thông là phải giảm tải cho giáo viên, học sinh. Cho đến nay, Ban soạn thảo và các chuyên gia xây dựng chương trình đều bám sát mục tiêu này.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT, đổi mới lần này liên quan đến nhiều hoạt động, do đó, việc chuẩn bị các khâu phải chu đáo, thận trọng, nằm trong thời gian Quốc hội cho phép; nếu được, áp dụng từ năm 2020-2012, đúng theo Nghị quyết 51/NQ-QH. Thời gian đó đủ để Bộ GD&ĐT cùng địa phương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất triển khai. Khi thực hiện rồi thì không có thí điểm.

Theo ông, vừa qua, việc thí điểm tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục quá dài thời gian; cách đây 2 năm, Bộ GD&ĐT đã có khảo sát và vừa rồi đánh giá, tổng kết. Đây là một phương pháp trong dạy học tiếng Việt, không phải thực nghiệm nữa. Tới đây, cùng với VNEN, tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục phải thẩm định lại theo yêu cầu đầu ra của chương trình mới, lúc đó sẽ thành sách được sử dụng theo quy định.

“Hiện nay, các công việc thực hiện Nghị quyết 51/NQ-QH đang được chúng tôi tích cực triển khai”, ông Nhạ nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.