Những phát ngôn ấn tượng của ông Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu năm 1965
Ông Lý Quang Diệu năm 1965
TP - Từ những vấn đề quốc gia, chính trị to tát tới cá nhân nhỏ nhặt, ông Lý Quang Diệu đều thể hiện những quan điểm cực kỳ mạnh mẽ và thường gây tranh cãi. Dưới đây là một số câu nói ấn tượng nhất của ông:

-Về triết lý chính trị: Tôi thường bị cho là can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người dân. Vâng, nếu tôi không làm như vậy, chúng tôi không ở tại đây hôm nay. Và tôi nói không một chút hối hận rằng, chúng tôi không ở đây ngày hôm nay, chúng tôi không đạt được thành tựu phát triển kinh tế như thế, nếu chúng tôi không can thiệp vào từng vấn đề cá nhân… Chúng tôi quyết định điều gì là đúng. Đừng bận tâm mọi người nghĩ gì” (báo Strait Times, 1987).

-Về những chỉ trích đối với phong cách lãnh đạo độc tài của ông: “Bạn biết đấy, phương thuốc chữa trị tất cả những khiển trách này thực sự là liều thuốc tốt cho một chính phủ kém cỏi. Bạn làm cách đó đi và bạn sẽ không bao giờ đoàn kết Singapore một lần nữa”. (Bình luận với báo chí Singapore, 2007).

-Về đường lối cai trị cứng rắn: “Nếu bạn là một kẻ gây rắc rối…, công việc của chúng tôi là phá hủy bạn về chính trị. Mọi người đều biết rằng, trong túi tôi có một chiếc rìu nhỏ, rất sắc. Nếu bạn đấu với tôi, tôi sẽ lấy rìu ra, chúng ta sẽ gặp nhau trong ngõ cụt”.

-Về việc thăm dò dư luận: “Tôi chưa từng quan tâm quá hay thấy ám ảnh bởi các cuộc thăm dò ý kiến hay thăm dò tỷ lệ ủng hộ. Tôi nghĩ một lãnh đạo như thế là một lãnh đạo yếu. Nếu bạn quan tâm đến tỷ lệ ủng hộ bạn lên hay xuống, bạn không phải một nhà lãnh đạo”.

-Về chính sách ghép đôi nam nữ tốt nghiệp đại học với hy vọng sinh ra những em bé thông minh: “Nếu bạn không lựa chọn những phụ nữ tốt nghiệp đại học để sinh con mà cứ để họ trên giá, rút cục bạn sẽ có một xã hội ngu dốt hơn… Điều gì sẽ xảy ra? Sẽ có ít người sáng dạ để hỗ trợ những người đần đù trong thế hệ tiếp theo. Đó chính là vấn đề”.

-Về tự do báo chí: “Tự do báo chí, tự do của truyền thông đều lệ thuộc vào những nhu cầu quan trọng hơn về sự toàn vẹn của Singapore, và tính ưu việt trong mục đích của một chính phủ được bầu ra”. (Phát biểu trước đại hội của Viện Báo chí quốc tế tại Helsinki, 1971)

Những mốc chính trong cuộc đời

Sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore dưới thời cai trị của Anh

1936-1942: Học tại Học viện Raffles, Đại học Raffles

1946-1950: Học Trường Kinh tế và Chính trị London và Đại học Cambridge

1947: Kết hôn bí mật tại Anh với bà Kwa Geok Choo - người cũng học luật tại Cambridge

1950-1959: Là cố vấn luật cho công đoàn

1954: Thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP)

1955: Trở thành lãnh đạo đối lập sau khi được bầu vào Hội đồng Lập pháp

1957: Thuộc nhóm giành được thỏa thuận về quyền tự trị cho Singapore

1959: Dẫn dắt PAP giành chiến thắng bầu cử, trở thành thủ tướng của nhà nước tự trị ở tuổi 35

1960: Lập Ban Phát triển và Nhà ở Singapore để thay thế nhà ổ chuột và nhà tạm bằng chung cư. Ngày nay, hơn 80% dân số Singapore sống trong các căn hộ được chính phủ trợ cấp

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.