Từ lâu tỏi được biết đến là một thực phẩm có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp đáng ngạc nhiên.
Đặc biệt, tỏi được xem là một "thần dược" chữa ung thư bởi chứa một chất diệt khuẩn tự nhiên có tên gọi là allicin. Chất này dù chỉ ăn vào một lượng nhỏ thì nó vẫn có khả năng tiêu diệt các độc bệnh như paratyphoidfever, shigell và vi khuẩn helicobacter pylori - nhân tố chủ yếu gây ra ung thư dạ dày.
Allicin dễ bị thất thoát khi qua chế biến nên tỏi luôn được khuyến khích ăn sống hay đảo qua khi gần tắt bếp hơn là nấu chín. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải một trong 5 tình trạng bệnh sau đây thì không nên ăn tỏi sống để tránh bệnh càng trầm trọng hơn.
1. Bệnh về gan
Trong quyển 'Bản thảo cương mục' có ghi: 'Tỏi ăn lâu ngày hại gan, hại mắt. Tỏi tính nhiệt, trợ hỏa, vị cay, tính kích thích mạnh. Người trong gan có hỏa nếu ăn tỏi sẽ tăng cường tính hỏa, lâu ngày dẫn đến tác hại'.
Vì vậy, nếu bị các bệnh liên quan đến gan thì nên hạn chế ăn tỏi càng ít càng tốt để tránh cơ thể "bốc hỏa", khiến bệnh càng nặng hơn.
2. Bệnh viêm ruột
Tỏi là một gia vị nấu ăn có tác dụng kích thích ngon miệng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều tỏi sống thì sẽ đẩy tác dụng kích thích quá mạnh, gây nên xung huyết niêm mạc đường ruột và khiến căn bệnh càng nặng hơn.
3. Bệnh về mắt
Tỏi có vị cay, tính nóng, nếu người bị tổn thương mắt ăn vào sẽ càng khiến đôi mắt bị kích thích, gây xung huyết võng mạc.Vì vậy, nếu bị bệnh về mắt thì tuyệt đối không ăn tỏi sống, nếu có thì chỉ ăn tỏi khi qua chế biến.
4. Nóng trong người và suy nhược cơ thể
Tỏi có tính nóng, vị cay, sinh viêm, động hỏa, tán khí hao huyết, không dành cho người thể nhiệt và người bị suy nhược cơ thể. Ăn nhiều tỏi sống có thể làm hao tổn khí huyết, khiến cơ thể càng thêm suy nhược, gầy yếu.
5. Người bị bệnh nặng
Tỏi tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu dùng cho người đang bị bệnh nặng sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Tỏi gây ra kích thích, khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn.
Nếu đang dùng thuốc, tỏi có thể làm mất công hiệu của thuốc và phản ứng với thuốc gây hại cho cơ thể.