Việc định nghĩa những ứng dụng gọi xe như Uber và Grab đang không đồng nhất giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó rất nhiều nước cho rằng mô hình này chính là taxi.
Từ phía hãng xe công nghệ, ông Thuận Phạm, Giám đốc Kỹ thuật (CTO) của Uber, từng trả lời PV ứng dụng này giống như một chợ ảo, tương tự Amazon, eBay.
"Theo tôi, Uber là một chợ ảo nơi kết nối người mua và người bán. Người bán chính là những tài xế đối tác, mặt hàng họ bán là thời gian sử dụng chiếc xe, vốn là tài sản cá nhân của họ. Người mua là những người sử dụng Uber để di chuyển", vị CTO này miêu tả.
"Chúng tôi không có một chiếc xe nào, tất cả đều là xe của đối tác, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ kết nối", ông Thuận Phạm nói.
Tuy nhiên các nhà lập pháp toàn cầu chưa thống nhất việc phân định những công ty như Uber, Grab hay Go-Jek là một công ty công nghệ hay một công ty vận tải.
Singapore: Quản lý tài xế như lái xe taxi, tiến tới quản lý ứng dụng Singapore là quốc gia sớm gặp các vấn đề với Uber, Grab cũng như giới taxi nên họ đã bước vào quá trình xây dựng chính sách quản lý những ứng dụng gọi xe, bắt đầu bằng việc quản lý các tài xế đối tác. Đầu năm 2017, Cục Giao thông đường bộ Singapore đã yêu cầu toàn bộ các tài xế đối tác của các hãng gọi xe đều phải có giấy phép hành nghề theo Luật giao thông đường bộ. Cơ quan này cho rằng luật mới sẽ đảm bảo các tài xế được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải một cách an toàn. Sau quy định trên, các tài xế đối tác của Uber và Grab tại Singapore sẽ chịu sự quản lý, bao gồm một hệ thống chấm điểm chất lượng, tương đương với các tài xế taxi. Chính quyền Singapore cũng đang nghiên cứu để đưa ra các quy định quản lý các ứng dụng gọi xe nhằm mở rộng phạm vi của các quy định hiện hành và giúp quy hoạch tổng quan giao thông Singapore phát triển ổn định. Châu Âu: Uber là hãng vận tải Tòa Công lý châu Âu (ECJ) cuối năm 2017 đã phán quyết Uber là một hãng cung cấp dịch vụ vận tải, không phải một công ty kỹ thuật số. “Dịch vụ mà Uber cung cấp, kết nối cá nhân với lái xe không chuyên, nằm trong mảng vận tải”, ECJ cho biết, “Các nước thành viên vì thế có thể quản lý điều kiện kinh doanh dịch vụ này”. Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu ngay lập tức nhận được sự phản hồi trái chiều từ dư luận. Sau quy định này, nhiều nước châu Âu đã rộng đường quản lý những ứng dụng dạng như Uber. Điển hình là Đan Mạch khi nước này thông qua luật mới yêu cầu tất cả các taxi, dù truyền thống hay công nghệ, đều phải có đồng hồ tính tiền. Một thời gian ngắn sau đó, Uber tuyên bố tự rút khỏi thị trường này. Còn tại Bulgari, sau hàng loạt cuộc biểu tình của các hãng taxi truyền thống khi cho rằng các ứng dụng như Uber đang cạnh tranh không lành mạnh vì sử dụng tài xế không có giấy phép lái taxi, không có giấy phép hành nghề vận tải, chính quyền nước này đã phải vào cuộc.
Singapore: Quản lý tài xế như lái xe taxi, tiến tới quản lý ứng dụng Singapore là quốc gia sớm gặp các vấn đề với Uber, Grab cũng như giới taxi nên họ đã bước vào quá trình xây dựng chính sách quản lý những ứng dụng gọi xe, bắt đầu bằng việc quản lý các tài xế đối tác. Đầu năm 2017, Cục Giao thông đường bộ Singapore đã yêu cầu toàn bộ các tài xế đối tác của các hãng gọi xe đều phải có giấy phép hành nghề theo Luật giao thông đường bộ. Cơ quan này cho rằng luật mới sẽ đảm bảo các tài xế được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải một cách an toàn. Sau quy định trên, các tài xế đối tác của Uber và Grab tại Singapore sẽ chịu sự quản lý, bao gồm một hệ thống chấm điểm chất lượng, tương đương với các tài xế taxi. Chính quyền Singapore cũng đang nghiên cứu để đưa ra các quy định quản lý các ứng dụng gọi xe nhằm mở rộng phạm vi của các quy định hiện hành và giúp quy hoạch tổng quan giao thông Singapore phát triển ổn định. Châu Âu: Uber là hãng vận tải Tòa Công lý châu Âu (ECJ) cuối năm 2017 đã phán quyết Uber là một hãng cung cấp dịch vụ vận tải, không phải một công ty kỹ thuật số. “Dịch vụ mà Uber cung cấp, kết nối cá nhân với lái xe không chuyên, nằm trong mảng vận tải”, ECJ cho biết, “Các nước thành viên vì thế có thể quản lý điều kiện kinh doanh dịch vụ này”. Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu ngay lập tức nhận được sự phản hồi trái chiều từ dư luận. Sau quy định này, nhiều nước châu Âu đã rộng đường quản lý những ứng dụng dạng như Uber. Điển hình là Đan Mạch khi nước này thông qua luật mới yêu cầu tất cả các taxi, dù truyền thống hay công nghệ, đều phải có đồng hồ tính tiền. Một thời gian ngắn sau đó, Uber tuyên bố tự rút khỏi thị trường này. Còn tại Bulgari, sau hàng loạt cuộc biểu tình của các hãng taxi truyền thống khi cho rằng các ứng dụng như Uber đang cạnh tranh không lành mạnh vì sử dụng tài xế không có giấy phép lái taxi, không có giấy phép hành nghề vận tải, chính quyền nước này đã phải vào cuộc.
Châu Âu là một trong những thị trường Uber gặp nhiều khó khăn nhất với các nhà làm luật. Ảnh: EPA.
Một cuộc điều tra phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan vận tải của Bulgari đã đưa ra kết luận phạt Uber 50.000 Euro (57.000 USD (1,3 tỷ đồng)) vì những cáo buộc trên. Các nhà làm luật còn yêu cầu Uber và các dịch vụ tương tự phải có xe taxi và tài xế được cấp phép nếu muốn vận hành. Một lượng lớn người dùng Uber tại Bulgari đã đồng loạt ký ủng hộ Uber và khảo sát cho thấy 77% dư luận bất đồng với quy định quản lý mới. Tuy nhiên Uber cũng đã tự rút khỏi thị trường Bulgari sau đó và không cho thấy dấu hiệu quay trở lại. Canada, Mỹ: Nhiều thành phố quản đối tác Uber như taxi Tháng 9/2017, chính quyền thành phố Quebec, Canada ban hành quy định mới, yêu cầu toàn bộ tài xế đối tác của Uber phải có xác nhận tiền án tiền sự bởi cảnh sát và có 35 giờ tập huấn tương đương với các tài xế taxi truyền thống. Uber cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng đến 5.000 tài xế đối tác và gần 1 triệu khách hàng của hãng tại Quebec. Lãnh đạo của Uber tại đây chia sẻ quy định mới trên là "một trong những quy định khắt khe nhất mà chúng tôi gặp phải tại Bắc Mỹ" và sẽ cản trở cơ hội làm việc của những tài xế bán thời gian. Hãng đã tuyên bố sẽ rời bỏ thị trường bang Quebec, bao gồm hai thành phố lớn nhất của Canada là Quebec và Montreal, nếu quy định trên đi vào hiệu lực. Uber đã làm đúng theo tuyên bố và rút khỏi thị trường này sau đó. Một thành phố khác là Austin (Texas, Mỹ) đã yêu cầu Uber phải lấy dấu vân tay và kiểm tra kỹ lý lịch của tất cả tài xế đang chạy cho mình, tương tự như với tài xế taxi truyền thống, và bác bỏ đề nghị của công ty này về việc muốn tự quản lý các tài xế đối tác. Việc Uber phản đối, bất hợp tác với yêu cầu trên đã khiến chính quyền Austin đưa ra lệnh cấm hãng vận hành tại thành phố này. 10.000 tài xế đối tác của hãng tại đây đã phải bỏ việc hoặc sang các thành phố lân cận để hành nghề. Một năm sau, Uber được mở cửa trở lại tại Austin, tuy nhiên lúc này hãng đã mất gần như hoàn toàn thị phần vào tay các đối thủ mới nổi lên tại địa phương.
Theo Theo Zing