Nhiều năm trước, sát thủ diệt tiêm kích tàng hình F-22 Raptor đã ra đời, nhưng chết yểu

MiG 1.44, tiêm kích tàng hình yểu mệnh
MiG 1.44, tiêm kích tàng hình yểu mệnh
TPO - Dự án tiêm kích MiG 1.44 của Liên Xô là một nỗ lực nổi tiếng và có thể nhìn thấy nhằm đáp trả chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, tuy nhiên, dự án nhanh chóng bị hủy bỏ sau chuyến bay đầu tiên vào năm 2000 vì những lý do có thể còn chưa rõ ràng.

Trong khi một số báo cáo nói nguyên nhân là các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chuyến bay đầu tiên của Dự án Mikoyan 1.44, việc dự án bị hủy bỏ nhanh chóng theo bài của National Interest có thể liên quan nhiều hơn đến một vấn đề rõ ràng khác - đơn giản là chiếc máy bay chỉ nhìn đã thấy là không “tàng hình” cho lắm.

Bất kỳ máy bay nào chống chọi thành công ở mức độ nhất định trước các hệ thống phòng không tiên tiến, và đặc biệt là chống lại tiêm kích F-22, sẽ cần một cấu hình tàng hình hiệu quả cao. Tất nhiên, nhiều chi tiết thiết kế liên quan đến vật liệu phủ tàng hình, hệ thống điện tử hàng không, phát thải nhiệt hoặc động cơ bên trong có thể không được cung cấp đầy đủ cho công chúng, tuy nhiên, ngay cả khi nhìn sơ qua cấu hình bên ngoài cũng có thể thấy khung máy bay “không phải là tàng hình”.

Máy bay MiG 1.44 được cho là đã ra đời muộn tới 9 năm, có nghĩa là các thiết kế ban đầu của nó đã được phác thảo nhiều năm trước khi chế tạo hoặc bay thử, nhưng dường như có rất ít lý do giải thích tại sao nó thậm chí vào thời điểm đó không thể tàng hình hơn được.

Toàn bộ máy bay dường như đã được chế tạo với các cạnh sắc, cấu trúc nhô ra và hình dạng góc cạnh, đặt ra câu hỏi về việc nó sẽ tàng hình bằng những yếu tố nào. Có vẻ như nó có các giá treo vũ khí hoặc các cấu trúc nhỏ dưới cánh, ít nhất là làm giảm độ trơn tru bên ngoài của máy bay. Ngược lại, một chiếc F-22 có khoang chứa vũ khí hoàn toàn bên trong thân, yếu tố đương nhiên được coi là bắt buộc đối với khả năng tàng hình.

Các cửa hút gió nằm bên dưới thân máy bay và có dạng hình vuông với các cạnh góc cạnh sắc nét và phần trên của thân máy bay để lộ hai cấu trúc thẳng đứng gần như vuông góc với thân máy bay. Đơn giản là MiG 1.44 không có nhiều cấu hình kết hợp giữa cánh và thân, điều này làm giảm khả năng tàng hình của nó một cách chắc chắn. Phần trên cùng của khu vực kính buồng lái cũng gồ ghề hơn nhiều so với hầu hết các máy bay chiến đấu tàng hình khác, và ống khí thải tỏa nhiệt của nó gần như lộ ra hoàn toàn.

Một chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 có kiểu thiết kế thân gần như hoàn toàn nằm ngang, vì nó không được chế tạo với cánh đuôi để cơ động do chức năng chính của nó là một máy bay ném bom tầm cao, một lý do chính khiến nó được nói là trông giống như một con chim nhỏ hoặc "côn trùng" trên radar của đối phương. Ít nhất, cấu hình tàng hình của B-2 và một số máy bay chiến đấu thông thương và tàng hình của Nga như tiêm kích Su-35 hoặc Su-57, cho thấy rõ ràng hình dạng của chúng có khả năng tạo ra tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với MiG 1.44. Ví dụ, một chiếc Su-35 có một số điểm tương đồng về hình dáng với F-22. Không giống như máy bay ném bom B-2, hầu hết các máy bay chiến đấu tàng hình không được thiết kế để hoàn toàn tàng hình, người ta chỉ khó phát hiện, theo dõi và nhắm bắn chúng khó hơn nhiều so với máy bay không tàng hình.

MỚI - NÓNG