Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 'siêu đắt đỏ' KF-X của Hàn Quốc có gì đặc biệt?

tiêm kích KF-X của Hàn Quốc. Ảnh: Janes
tiêm kích KF-X của Hàn Quốc. Ảnh: Janes
TPO - Theo Korea Joongang Daily, mỗi chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 KF-X của Hàn Quốc có thể có giá khoảng 130 triệu USD, đắt hơn so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất – được mệnh danh là một trong những tiêm kích đắt nhất hành tinh với giá thành khoảng 122 triệu USD.

Máy bay chiến đấu tàng hình đa năng KF-X (Korean Fighter eXperimental) mới của Hàn Quốc đã bắt đầu được lắp ráp và sẽ được tung ra vào đầu năm 2021.

Theo một báo cáo trên Janes.com, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua lại Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã bắt đầu lắp ráp các bộ phận và cánh của máy bay nguyên mẫu tại cơ sở của họ ở Sacheon, tỉnh Gyeongsang Nam.

Hình ảnh về dây chuyền sản xuất KF-X đã được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hé lộ:

Cũng theo tiết lộ của Bộ quốc phòng Hàn Quốc, máy bay chiến đấu tàng hình KF-X dự kiến sẽ đạt tốc độ siêu thanh khoảng Mach 1,83, có tầm hoạt động khoảng 2.900 km, trọng lượng cất cánh tối đa 25.580 kg và có khả năng mang tải trọng lên tới 7.700 kg.

 Theo Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI), chiếc máy bay này dự kiến sẽ được sản xuất với cả hai biến thể 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi, sẽ có ba giá treo dưới mỗi cánh để chứa vũ khí hoặc thùng nhiên liệu bên ngoài, đồng thời có khả năng mang 4 tên lửa dưới thân máy bay.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 'siêu đắt đỏ' KF-X của Hàn Quốc có gì đặc biệt? ảnh 1

Máy bay chiến đấu tàng hình đa năng KF-X (Korean Fighter eXperimental) mới của Hàn Quốc đã bắt đầu được lắp ráp lần cuối. Nguồn: Korean Aerospace Industries.

Tháng trước, Hàn Quốc đã công bố nguyên mẫu radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) bản địa mới được phát triển để sử dụng trong KF-X, Janes đưa tin. Rất ít thông tin chi tiết về radar AESA, tuy nhiên các quan chức đã mô tả đây là một “hệ thống hiện đại có khả năng phát hiện và theo dõi hơn 1.000 mục tiêu cùng lúc”.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 'siêu đắt đỏ' KF-X của Hàn Quốc có gì đặc biệt? ảnh 2

Mẫu thử nghiệm radar AESA đượcHàn Quốc phát triển để sử dụng cho máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 5 KF-X. Ảnh: DAPA.

Về vũ khí, KF-X có thể được trang bị tên lửa không-đối-không tầm xa Meteor và tên lửa không-đối-không tầm ngắn IRIS-T dẫn đường bằng tia hồng ngoại do Diehl Defense của Đức sản xuất.

Ngoài ra, tiêm kích tàng hình này cũng sẽ có một khẩu pháo M61 Vulcan 20mm được lắp đặt bên trái phía sau buồng lái.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 'siêu đắt đỏ' KF-X của Hàn Quốc có gì đặc biệt? ảnh 3

Hình ảnh tiêm kích KF-X của Hàn Quốc trong nhà máy

Trong kế hoạch đặt ra, ít nhất 120 tiêm kích KF-X sẽ được biên chế vào Không quân Hàn Quốc thay thế các loại tiêm kích cũ gần hết hạn sử dụng như F-4D / E Phantom II và Northrop F-5E / F Tiger II.

Indonesia cũng đã đặt ra mục tiêu sở hữu 48 tiêm kích IF-X (biến thể của KF-X), với số lượng đặt hàng ban đầu là 16 chiếc và có thể thêm 32 chiếc tiếp theo tùy thuộc vào tài chính đất nước.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 'siêu đắt đỏ' KF-X của Hàn Quốc có gì đặc biệt? ảnh 4

Indonesia đã mong muốn sở hữu KF-X của Hàn Quốc ngay khi nó chưa chính thức hoàn thiện. Ảnh: Janes

Theo Korea Joongang Daily, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 KF-X là dự án phát triển vũ khí nội địa lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc - là kết quả của gần hai thập kỷ lên kế hoạch, tiêu tốn của chính phủ khoảng 8,6 nghìn tỷ won (7 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất 120 đơn vị máy bay phản lực mới, sẽ cần thêm 10 nghìn tỷ won, nâng tổng chí phí cho toàn bộ dự án vào khoảng 18,6 nghìn tỷ won, tương đương 16 tỷ USD.

Nếu số liệu trên thì mỗi chiếc KF-X có thể có giá khoảng 130 triệu USD, đắt hơn so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất – được mệnh danh là một trong những tiêm kích đắt nhất hành tinh với giá thành khoảng 122 triệu USD.

Theo Theo Asiatime
MỚI - NÓNG
Việc quấn cỏ nhân tạo vẫn không thể ngăn chặn triệt để hành vi dán quảng cáo rao vặt ảnh: Hữu Huy
'Mặc áo' cho trụ điện chống rao vặt: Giải pháp tình thế
TP - Ngày 21/9, trả lời phóng viên Tiền Phong về việc hàng loạt trụ điện, cột đèn chiếu sáng tại quận 5 (TPHCM) được quấn quanh bằng tấm cỏ nhân tạo để chống dán quảng cáo rao vặt, ông Lê Tấn Tài, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 5, nói rằng, đây là giải pháp tình thế nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị trong khi chờ giải pháp căn cơ.
50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị (1973-2023): Nửa thế kỷ nặng nghĩa tình
50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị (1973-2023): Nửa thế kỷ nặng nghĩa tình
TP - Nửa thế kỷ trôi qua nhưng chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị vẫn sâu đậm trong ký ức của nhiều người dân đất lửa. Hình ảnh vị lãnh tụ Cuba phất cao lá cờ, và nói “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, khẳng định tình hữu nghị thắm thiết của hai quốc gia. Tháng 9/1973, Fidel là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam lúc chiến tranh chưa kết thúc.