Nhiều Doanh nghiệp lỗ lớn

Nhiều Doanh nghiệp lỗ lớn
TP - Tính đến ngày 24/4, sơ bộ có hơn 300 công ty trong số 700 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn công bố báo cáo tài chính quý 1/2013. Trong đó, có khoảng 46 doanh nghiệp báo lỗ, 228 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước và hơn 215 doanh nghiệp có lợi nhuận giảm so với quý cuối năm 2012.

> Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết lỗ khủng
> Không ít doanh nghiệp niêm yết lỗ

Trong số đó, CTCP Vận tải tàu biển Việt Nam (VOS) trở thành doanh nghiệp có mức lỗ cao nhất khi công bố lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý 1/2013. Theo báo cáo ghi nhận, doanh thu của VOS ở mức hơn 500 tỷ đồng, tuy nhiên giá vốn hàng bán vượt lên 518 tỷ đồng, cộng thêm chi phí tài chính lên đến hơn 56 tỷ đồng khiến cho công ty lỗ nặng.

Công ty vận tải biển này đã có 2 năm thua lỗ liên tiếp là 2011 và 2012. Tính đến quý 1/2013 số lỗ lũy kế đã lến tới 116 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/4, giá cổ phiếu của VOS chỉ giao dịch ở mức 3.700 đồng/CP.

Trong các nhóm ngành, chứng khoán vẫn là ngành có nhiều doanh nghiệp báo lỗ nhiều nhất cho đến thời điểm hiện nay. Điều này có phần gây ngạc nhiên cho giới đầu tư vì thị trường chứng khoán được cho là có nhiều đợt sóng tăng điểm trong quý đầu năm giúp cho các công ty hoàn nhập dự phòng tốt.

Tuy nhiên, hàng loạt công ty báo lỗ như CK Phượng Hoàng, VISecurities, Viễn Đông, Nam An, Hồng Bàng, Phú Hưng, Saigon Berjaya, Đông Á, Phương Đông, CK Navibank.

Ngay cả những công ty chứng khoán lớn như CK SSI, CK Kim Long (KLS), VNDrict (VND), CK HSC (HCM), CK Vietinbank thì mức lợi nhuận đạt được cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Sự khó khăn của thị trường bất động sản cũng đã phản ánh vào kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành ngày. Không chỉ có đại gia SJS bị “ngã ngựa” mà nhiều công ty lớn khác có kết quả cũng rất èo uột. Chẳng hạn lợi nhuận quý 1 của Sacomreal (SCR) vỏn vẹn chỉ có 4,15 tỷ đồng, Nhà Thủ Đức (TDH), Đất Xanh (DXG), Phát Đạt (PDH), Hoàng Quân (HQC)… chỉ ở mức tượng trưng.

Theo ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, năm 2013 đơn vị này hoàn toàn tự tin vào kế hoạch kinh doanh hơn 1 ngàn tỷ đồng vì đã bỏ bớt hoạt động kinh doanh bất động sản. Ông Đức cho rằng, kết quả lợi nhuận 2012 của tập đoàn chỉ thực hiện được một nửa kế hoạch là do còn phụ thuộc vào bất động sản dù hạ giá mà vẫn không bán được nhà.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.