Nhiều chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp nhiều khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đây là thông tin được ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đưa ra tại lễ khởi động Chương trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ do Cục Công nghiệp và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tổ chức ngày 7/9.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, trong các năm qua, Đảng, Chính phủ và các ban ngành đã có nhiều Nghị quyết, Thông tư đi kèm các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để tạo đà phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

Gần đây nhất là Chính phủ có Nghị quyết 115 về phát triển công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Theo đánh giá của đại diện Cục Công nghiệp, dù đã đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu nhưng hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vào chuỗi cung ứng thế giới. Chưa kể, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang gặp phải những hạn chế nhất định về sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài khi quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều điểm yếu, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực.

Đáng chú ý, khoảng cách giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn khá lớn.

Theo thống kê, hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.

MỚI - NÓNG