Nhật Hoàng Akihito và những đóng góp nổi bật cho khoa học

Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko đọc sách tại cung điện Hoàng gia tháng 9/2016 (Ảnh: Reuters)
Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko đọc sách tại cung điện Hoàng gia tháng 9/2016 (Ảnh: Reuters)
TPO - Kể từ trước và sau khi lên ngôi vào năm 1989, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko luôn thể hiện sự quan tâm rộng rãi đến những lĩnh vực nghiên cứu và văn hóa.

Hàng năm, Nhà vua và Hoàng hậu thường xuyên tham gia lễ trao thưởng của Viện Hàn lâm và Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản; tiếp đón các học giả, nghệ sĩ, là thành viên các Học viện, những người được nhận Huân chương Văn hóa tại Hoàng Cung.

Nhà vua và Hoàng hậu cũng tham gia nhiều buổi lễ trao giải thưởng khoa học cũng như các hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Nhật Bản.

Nhà vua Akihito cũng đưa ra những sáng kiến cho một số dự án nghiên cứu về thiên nhiên và môi trường, với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, soạn thảo những dữ liệu chính xác về cây cỏ, động vật trong khuôn viên Hoàng Cung, gồm cả vườn Fukiage…

Tháng 5/2007, Nhà vua lần đầu tiên mở cửa một phần vườn cho phép trẻ em và người lớn vào tham quan, chia sẻ vẻ đẹp thiên nhiên với người dân.

Nhiều năm qua, Nhà Vua đã nghiên cứu phân loại các loại cá bống, một loại cá nhỏ sống ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà Vua đã cho xuất bản 30 bài báo trên tạp chí của Hội từ năm 1963 đến 1989.

Nhà vua Akihito cũng là một trong số những người đóng góp cho cuốn sách “Những loài cá tại quần đảo Nhật Bản” (số ra đầu tiên năm 1984), cuốn sách đầu tiên về các loài cá sống ở biển Nhật Bản có tranh minh họa; là Chủ tịch danh dự Hội thảo quốc tế lần 2 về các loài cá ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương năm 1985, và giới thiệu tài liệu mang tên “Một số đặc điểm hình thái học quan trọng của các loài cá Gobiid”, và sau này trở thành tài liệu của Hội thảo.

Nhà vua cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Các loài cá Nhật Bản và đặc điểm chính của các loài thông qua hình ảnh”, xuất bản lần thứ 3 năm 2013. Lần xuất bản thứ 2 là bằng tiếng Anh.

Với các tác phẩm trong lĩnh vực này, Ngài đã được Hội Linnean Luân Đôn mời trở thành thành viên năm 1980 và được bầu làm thành viên danh dự của Hội năm 1986.

Nhà vua Akihito cũng là thành viên Danh dự của Hội Động vật học Luân Đôn từ năm 1992, và Viện Nghiên cứu khoa học Tự nhiên Argentina từ năm 1997; là Hội viên nghiên cứu của Bảo tàng Úc.

Năm 1998, Nhà vua Akihito trở thành người đầu tiên được nhận Huy chương Thứ hai Vua Charles, do Hội Hoàng gia Luân Đôn trao tặng cho nguyên thủ các nước có đóng góp xuất sắc cho các phát triển khoa học.

Theo Tham khảo Đại sứ quán Nhật Bản
MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.