Nhật Bản bổ sung 7 loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng

Nhật Bản bổ sung 7 loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng
TPO - Chính phủ Nhật Bản vừa bổ sung 7 loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng được phép tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định dành cho lao động người nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.

Các loại hình công việc được bổ sung gồm: Giàn giáo, nghề mộc, thi công hệ thống nước, gia công kim loại tấm, giữ nhiệt và làm mát, phun vật liệu cách nhiệt urethane, xây dựng dân dụng ngoài khơi.

Các công việc bổ sung này nằm trong lĩnh vực xây dựng, một trong 14 ngành nghề được Nhật Bản cấp visa cho chương trình kỹ năng đặc định. Trước đó, Nhật Bản công bố 14 ngành được phép tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định gồm: Xây dựng; chế tạo, đóng tàu; hàng không; bảo dưỡng ôtô; dịch vụ lưu trú; nông nghiệp; ngư nghiệp; hộ lý; vệ sinh tòa nhà; thực phẩm, đồ uống; dịch vụ ăn uống; chế tạo vật liệu; chế tạo máy móc sản xuất; điện - điện tử - thông tin. Đây đều là những ngành nghề mà Nhật Bản đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Ngay sau khi phía Nhật Bản có điều chỉnh mới, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đã ban hành công văn thông báo cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động kỹ năng đặc định cho thị trường Nhật Bản về 14 lĩnh vực ngành nghề và loại hình công việc để doanh nghiệp chủ động triển khai hợp tác với đối tác Nhật Bản.

Chương trình kỹ năng đặc định là chương trình tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ năng nhất định nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng được Nhật Bản bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019.  Lao động nước ngoài tham gia chương trình này sẽ có có mức lương, quyền lợi như lao động bản địa, đồng thời có cơ hội định cư lâu dài tại Nhật Bản. 

MỚI - NÓNG
Quang Định (đầu, trái hàng 2) trong chuyến xuyên Việt cuối cùng tháng 3/2024
Đành định phận Quang Định ơi!
TP - Gần nửa thế kỷ tòng sự ở báo Tiền Phong cả thời gian chính thức lẫn hợp đồng tôi được “hầu” các đời Tổng Biên tập, Đinh Văn Nam, Dương Xuân Nam, Lê Xuân Sơn, Phùng Công Sưởng. Và được “hạ” các lái xe Võ Trường Kế (Tiền Phong có anh Võ Trường/ Kế ta xe chạy trên đường băng băng) Đỗ Hà, Hoàng Rự, Quang Định. Nói “hạ” là thường phải để ý phải cẩn trọng tóm lại phải… hạ giọng kẻo các bố tài cáu lên hoặc khó chịu ngầm thì phiền nhỡ việc mình như chơi!