TPO - Hiện số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản đông nhất trong số các nước. Tuy nhiên, chi phí mà lao động Việt Nam phải trả để đi làm việc tại Nhật cũng ở mức cao hàng đầu trong số các nước phái cử, khoảng gần 200 triệu đồng. Điều này chưa phù hợp với các quy định quốc tế khi mức phí bằng 0.
TPO - Dù không bỏ ra đồng vốn nào, Ngô Thế Liên, Đỗ Đình Quyền, Vũ Thị Thủy vẫn lập công ty để tuyển lao động đi sang Nhật làm việc. Mọi hoạt động của công ty được lấy từ tiền đóng của người lao động. Sau đó, Liên và Thủy cấu kết tham ô 1,7 tỷ đồng, rồi nhờ người nhà mua bất động sản.
TPO - Kỳ thi tuyển lao động đi làm việc theo chương trình kỹ năng đặc định lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 23/3. Lao động đi làm việc theo chương trình này sẽ được hưởng mức lương ngang ngửa lao động bản xứ.
TPO - Hiệp hội Nguồn nhân lực xây dựng Nhật Bản (JAC) vừa thông báo, ngày 23/3, kỳ thi kỹ năng đặc định đầu tiên sẽ được tổ chức lần tại Việt Nam. Người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật, với mức lương cao ngang ngửa với lao động bản xứ. Trước tín hiệu này, nhiều doanh nghiệp trong nước đang rục rịch tuyển chọn lao động trở lại, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
TPO - Chính phủ Nhật Bản vừa bổ sung 7 loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng được phép tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định dành cho lao động người nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.
TPO - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, vừa đàm phán thành công với Nhật Bản về việc chia sẻ nhiều khoản kinh phí đối với lao động đi làm việc theo chương trình kỹ năng đặc định.
TPO - Trong giấy thu tiền của lao động, các công ty không sử dụng dấu đỏ nên khi người lao động yêu cầu trả lại, công ty liền chối bỏ. Còn với chiêu trò quảng cáo đã xin được visa kỹ năng đặc định, thực chất đều là visa giả.
TPO - Chương trình lao động kỹ năng đặc định với mục đích bù đắp sự thiếu hụt lao động có tay nghề của Nhật Bản nên quyền lợi của thực tập sinh sẽ được đảm bảo giống như lao động Nhật. Tuy nhiên, theo để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần phải có các biện pháp giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn khi vẫn ở mức cao, và có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.
TPO - Những lao động có chứng chỉ ngoại ngữ và nghề theo tiêu chuẩn của Nhật Bản hoặc các thực tập sinh đã hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 2 hoặc số 3, có ngành nghề phù hợp với ngành nghề lao động đặc định được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc ở Nhật Bản.
TP - Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện chương trình "lao động kỹ năng đặc định" giữa Việt Nam và Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 7/2019.