Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được thành lập ở tỉnh nào?
TPO - Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên (2879 TCN), trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam ra đời ở kinh đô Phong Châu.
1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được thành lập ở tỉnh nào?
icon
Phú Thọ
icon
Ninh Bình
icon
Đông Anh
icon
Thừa Thiên Huế
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên (2879 TCN), trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là nhà nước Văn Lang, ra đời ở kinh đô Phong Châu. Đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên (258 TCN), nhà nước Văn Lang ngày càng suy yếu, nhân thời cơ đó Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân (theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông) cùng vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.
2. Mô hình nhà nước đầu tiên của Việt Nam trải qua bao nhiêu đời vua trị vì?
icon
16
icon
18
icon
20
Câu trả lời đúng là đáp án B: Sử cũ gọi người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tức Hùng Vương. Các đời vua kế tiếp của nhà nước Văn Lang đều lấy danh hiệu đó. Nhà nước Văn Lang trải qua sự cai trị của 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm. Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành); mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.
3. Thành phố Việt Trì hôm nay- Kinh đô cổ của quốc gia Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước nằm trên một vùng rộng lớn, nơi hợp lưu của mấy dòng sông lớn?
icon
2
icon
3
icon
4
Câu trả lời đúng là đáp án B: Thành phố Việt Trì hôm nay- Kinh đô cổ của quốc gia Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước nằm trên một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc- Nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn Hồng- Lô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh ( Núi Hùng- Núi Cả). Từ các xã ở tả ngạn sông Lô như Hùng Lô, Phượng Lâu, Trưng Vương đến các xã Thanh Đình, Chu Hoá ( Lâm Thao) đều nằm trong phạm vi của kinh đô xưa của nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đây là một vùng đất địa linh có hình thế “ Sơn chầu thuỷ tụ; sơn thuỷ hữu tình” tả có dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa và sừng sững ngọn Ba Vì hùng vĩ; hữu có dòng sông Lô nước xanh trong lững lờ trôi xuôi và xa xa là ngọn Tam Đảo án ngữ. Thật là một vùng đất có sông, có núi có tụ thuỷ ở phía trước mặt, thế núi dựa ở hai bên. Phía sau lưng là ngọn núi thiêng Nghĩa Lĩnh, nhìn về vùng đồng bằng rộng lớn, có xu hướng tiến xa, mở rộng bờ cõi cho muôn đời con cháu mai sau.
4. Dưới thời nhà nước Văn Lang, con trai vua gọi là?
icon
Lạc Vương
icon
Lạc Hầu
icon
Quan Lang
Câu trả lời đúng là đáp án C: Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (hoặc Lạc Vương), dưới có các quan Lạc Hầu (văn) và Lạc Tướng (võ) cai quản các bộ (15 bộ). Dưới nữa là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.
5. Tỉnh Phú Thọ - vùng Đất Tổ cội nguồn của Việt Nam được thành lập vào năm nào?
icon
1890
icon
1891
icon
1892
Câu trả lời đúng là đáp án B: 8/9/1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ - vùng Đất Tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại đây các vua Hùng đã dựng nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam.
6. Phú Thọ có di sản Văn hóa phi vật thể nào được UNESCO công nhận?
icon
Hát Ví Dặm
icon
Hát Quan họ
icon
Hát Xoan
Câu trả lời đúng là đáp án C: Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay "Khúc môn đình". Đây là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Ngày 24/11/2011, tại hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali, Indonesia, hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể, theo cổng thông tin điện tử Phú Thọ.
7. Diện tích của Phú Thọ đứng thứ mấy trên cả nước?
icon
36
icon
37
icon
38
Câu trả lời đúng là đáp án C: Phú Thọ có vị trí tương đối trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên không rộng, chỉ 3.534,6 km² (đứng thứ 38/63 cả nước), nhưng dân số gần 1,6 triệu người (thứ 21/63 cả nước) gồm hơn 20 dân tộc anh em sinh sống.
8. Tỉnh nào từng sáp nhập với Phú Thọ?
icon
Vĩnh Phúc
icon
Hòa Bình
icon
Tuyên Quang
Câu trả lời đúng là đáp án A: Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Năm 1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 29 năm hợp nhất, tháng 11/1996, Quốc hội khoá IX ra nghị quyết tách Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1997.
TPO - Bộ Nội vụ đề xuất, kể từ ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc khu vực hải đảo được chuyển thành đặc khu, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập.
TPO - Sáng 13/4, tại tọa đàm “Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ những cơ hội và thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo”, đại biểu thanh niên hai nước đã lan tỏa ý tưởng hợp tác song phương trong khởi nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tình hữu nghị sâu sắc, xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam và Trung Quốc năng động, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, vững vàng tiên phong trong kỷ nguyên số.
TPO - Lấy đoàn viên làm trọng tâm là động lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn là then chốt; đẩy mạnh sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số; thực hiện “Đoàn cơ sở 3 chủ động”... là những cách làm, mô hình được giới thiệu, đề xuất tại toạ đàm “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng”.
TPO - Việt Nam sẽ đón nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đối tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư. Thông qua sự kiện, Việt Nam mong muốn truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
TP - Sau khi lãnh đạo hai nước Việt-Trung nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, thực tế triển khai đã và đang tiến triển đúng hướng: tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.
TPO - Chiều 12/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Tô Lâm.
TPO - Sáng sớm hôm nay, 13/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà người dân trong ngõ 68 phố Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội) khiến 2 người tử vong, 3 người khác may mắn thoát nạn.
TPO - Liên tiếp 2 vụ cháy rừng đã xảy ra vào đêm qua (12/4) tại Quảng Ninh, chính quyền đã huy động hàng trăm người và hàng chục phương tiện hỗ trợ dập lửa.
TPO - Sáng 11/4, 36 khối của các lực lượng vũ trang đã tham gia buổi hợp luyện đầu tiên cùng với các phi đội để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ buồng lái trực thăng, non nước vùng Trấn Biên (tên gọi trước của Đồng Nai) hiện ra rực rỡ trong ánh bình minh.
TPO - Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của những binh phu Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.
TPO - Công an tìm ra cô gái buông hai tay, nhảy múa khi điều khiển xe máy ở TPHCM; Chi tiết đơn vị cấp xã của Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi bỏ huyện; Nhân viên khu du lịch chôn rác ngay tại bãi biển Mũi Né,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.