Lô hội là cây thân thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, thân lá dày, có răng cưa thô, bên trong là thịt lá có màu trắng trong như thạch, sờ vào có cảm giác nhớt.
Loại cây này có khá nhiều tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là lô hội và nha đam.
Lô hội có vị đắng, tính mát, có tác dụng vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, có tác dụng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, co giật ở trẻ em, đái tháo đường...
Sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc.
Ngoài các tác dụng chữa các bệnh kể trên thì loại cây này còn được dùng trong điều trị tiểu đường rất tốt.
Chữa tiểu đường và cao huyết áp nhờ lô hội
Dành cho người tiểu đường: dùng 200gr cây lô hội tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, thêm vào 200ml nước chín rồi ép lấy nước cốt uống, hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày.
Dành cho người tiểu đường bị cao huyết áp:
Cách 1: Lấy 200g lá lô hội để nguyên phần vỏ xanh chỉ gọt bỏ phần có gai hai bên lá, xắt nhỏ rồi nấu sôi để nguội. Sau đó bỏ lô hội này vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần, 15 phút trước bữa ăn. Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách 2: Lấy 200g lá lô hội nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần, 15 phút trước bữa ăn. Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách 3: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá lô hội gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn lô hội với đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì dùng lô hội với muối để dễ ăn hơn.
Người bệnh phải thật kiên trì thực hiện đều đặn. Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao phí bệnh nhân tiểu đường phải biết kết hợp với cách ăn uống khoa học + tập thể dục thường xuyên đúng phương pháp.