Nguy cơ đột quỵ não do giờ làm việc kéo dài

Những người làm việc quá sức thường có nguy cơ đột quỵ não cao
Những người làm việc quá sức thường có nguy cơ đột quỵ não cao
Tháng 8/2015, các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, những người làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33% so với người làm việc theo tiêu chuẩn 35-40 giờ/tuần.

Đột quỵ não do làm việc quá sức

Trước khi kết luận trên được đưa ra, trong một cuộc điều tra nhằm phân tích dữ liệu từ 603.838 người châu Âu, Mỹ và Úc đã được tiến hành trong khoảng 8 năm rưỡi, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người làm việc trong khoảng thời gian kéo dài có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn bình thường. Cụ thể, với những người phải thường xuyên kéo dài giờ làm việc của mình ở mức 55 giờ/tuần, luôn có khả năng mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ… cao hơn 33% so với những người làm việc ở mức thời gian tiêu chuẩn. 

Bên cạnh đó, một phân tích khác trên 528.908 người cũng cho thấy, nguy cơ đột quỵ não ở người làm việc 55 giờ/tuần cao hơn 1,3 lần so với những người hoạt động trong khung giờ tiêu chuẩn từ 35 – 40 giờ/tuần. Nguyên nhân là do, khi làm việc nhiều giờ sẽ khiến chúng ta phải ngồi trong một thời gian kéo dài, ít vận động. Từ đó, cơ thể liên tục phải trải qua sự căng thẳng mà không được chăm sóc. Bên cạnh đó, những người làm việc lâu tại một địa điểm sẽ kéo theo thói quen không lành mạnh như: hút thuốc lá, uống rượu, ngủ không khoa học…  Như vậy, có thể thấy, làm việc quá mức so với thời gian chuẩn không những làm công việc bị giảm năng suất mà ngược lại, chúng ta cũng “bị tước đi” sức khỏe, cụ thể là có nguy cơ mắc đột quỵ não.

Phòng đột quỵ não: Ai cũng cần phải có ý thức

Nguy cơ đột quỵ não do giờ làm việc kéo dài ảnh 1

Hãy dành thời gian thư giãn giúp đẩy lùi nguy cơ đột quỵ

Tại Việt Nam, ý thức của người dân trong việc tự chăm sóc bản thân đã ngày một cao hơn. Không còn bó buộc trong 4 bức tường với công việc bề bộn như trước nữa, nhiều người đã biết cách tìm đến những môn thể thao tốt cho sức khỏe như cầu lông, bóng bàn hoặc khiêu vũ, khí công…; các bác sĩ cũng khuyên chúng ta không nên “ép” cơ thể làm việc quá nhiều; phải luôn có một kế hoạch làm việc khoa học; đồng thời, dành thời gian để tái tạo năng lượng cho những ngày làm việc tiếp theo.

Bên cạnh đó, một trong những lời khuyên được các bác sĩ nhắc đến thường xuyên là sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân đột quỵ não hoặc có nguy cơ mắc đột quỵ não (như những người phải làm việc căng thẳng), dòng sản phẩm có thành phần chính là nattokinase đang được chú ý hơn cả. Sản phẩm loại này vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đột quỵ và di chứng; hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến cục máu đông: viêm tắc động, tĩnh mạch, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…

Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, việc sống khoa học và ăn uống điều độ vẫn là điều không thể bỏ qua. Do đó, nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn nên hạn chế làm việc quá sức và hãy sử dụng mỗi ngày loại thực phẩm chức năng chứa nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn.

Thực phẩm chức năng Nattospes – Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Hiện nay, các sản phẩm là thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đang được ứng dụng trong việc hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não. Nattospes là thực phẩm chức năng có thành phần chính là nattokinase - chiết xuất từ đậu tương theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản.

Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não (đột quỵ) và di chứng; hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến cục máu đông: viêm tắc động, tĩnh mạch, các biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; hỗ trợ ổn định huyết áp. Sản phẩm này đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả hỗ trợ trên người bị đột quỵ thiếu máu não và người bị nhồi máu não tại Việt Nam.


MỚI - NÓNG