Người nông dân Khmer có đôi tay khéo

Người nông dân Khmer có đôi tay khéo
TP - Từ mớ "hầm bà lằn” ván, gốc, rễ… cây ông đã làm ra rắn, rồng, kỳ đà, chim, cò, voi, ngựa v.v… và cả các loại đàn, nhị, các loại mặt nạ phục vụ cho múa rô-băm, dù kê của đồng bào Khmer.

Ông là Sơn Kinh ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Năm nay ông đã 75 tuổi. 

Nhìn các sản phẩm nghệ thuật của ông, với đường nét tinh xảo, đủ loại hoa văn mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ, khách đều tấm tắc khâm phục. Ông cho biết, để có được những sản phẩm ấy, ông phải tốn rất nhiều công sức. Có thứ ông làm 2-3 tháng trời. Phải miệt mài từng chút một, cầu kỳ, cẩn thận.

Ông cũng mới vào nghề chế tác này mấy năm, qua một lần nhìn đống rễ cây chợt hình dung ra rồng, rắn... và ông bắt tay làm. Từ đó thành quen và đam mê. Ông có 6 người con nay đều đã có gia đình, trong đó con trai là anh Sơn Con cũng đam mê theo cha.

Những người con khác đi đâu gặp các thứ có thể dùng được, họ đều mang về cho ông, vì thế nguyên liệu lúc nào cũng sẵn. Công việc của ông diễn ra quanh năm. Bà con trong phum, ấp thích làm cái gì, theo mô hình gì, đặt hàng là ông làm vừa ý. Ông còn có đóng góp cho bảo tàng tỉnh nhà với nhiều hiện vật mang đậm bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ.

Con trai của ông, anh Sơn Con đang nuôi ước vọng đưa được những chú khỉ, kỳ đà, voi, ngựa, khủng long… ấy đi xa để giới thiệu văn hóa Khmer Nam Bộ với nhiều người.

Xuân Lương

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?