Người lao động được nhận bảo hiểm một lần

Người lao động được nhận bảo hiểm một lần
TP - Chiều 22/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đối với người lao động, với tỷ lệ tán thành 81,78%. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Theo Nghị quyết, người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH (năm 2014). Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Nghị quyết giao Chính phủ tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH hướng đến mục tiêu an sinh xã hội lâu dài cho người lao động; thực hiện chính sách BHXH tự nguyện có sự hỗ trợ của nhà nước...

Trao đổi với phóng viên, ĐB Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Nghị quyết đã tạo điều kiện cho người lao động có quyền lựa chọn. Sau một năm nghỉ việc, người lao động có thể được nhận BHXH một lần. Nếu không muốn hưởng một lần, họ có thể bảo lưu để đóng BHXH tự nguyện, để khi tìm được công ăn việc làm ở một đơn vị khác thì tiếp tục đóng, đến khi đủ điều kiện được lĩnh lương hưu.

Nên tách cơ quan thống kê khỏi bộ

Thảo luận về dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) chiều 22/6, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội đề nghị nên để cơ quan thống kê là đơn vị độc lập trực thuộc Chính phủ, hoặc Quốc hội, không nên để trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) nói, đã là con số thống kê thì phải chính xác, trung thực, đặc biệt các con số về sự tăng trưởng, tỷ lệ việc làm, tỷ lệ hộ nghèo... Bà An kiến nghị, đưa cơ quan thống kê trực thuộc Quốc hội chứ không phải thuộc Bộ KH&ĐT.

ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, Dự thảo luật chưa đạt được 5 vấn đề: Chưa đảm bảo độ tin cậy, độ chính xác cao; chưa đảm bảo tính liên kết phối hợp giữa hệ thống thống kê tập trung giữa các bộ ngành và quốc gia, hiện còn chồng chéo, mâu thuẫn; chưa thống nhất phương pháp tính, sử dụng số liệu; chưa đánh giá hiệu quả sức cạnh tranh nền kinh tế; chưa quy định đủ cơ sở pháp lý trước nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng thống kê.

ĐB Vở và ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đề nghị cơ quan thống kê nên thuộc Chính phủ để đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong hoạt động thống kê, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.

Theo ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) nên nghiên cứu để cơ quan thống kê cũng giống như đơn vị kiểm toán. “Khi sửa đổi Hiến pháp năm 2013, tôi đã đề nghị chúng ta nên để ngân hàng, thống kê, kiểm toán là 3 thiết chế độc lập, để đảm bảo đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường”, ĐB Tiên nêu.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.