44 tuổi, anh Dũng vẫn còn rất mặn mà với "nghiệp" vớt xác người chết trôi dạt trên sông Hồng. “Từ thủa đi chăn trâu, bò, tôi đã như con cá dưới nước, bơi lội thành thạo. Năm lên 13, tôi trực tiếp vớt xác người chết dưới sông lên, nhiều người còn không dám nhìn. Lớn lên, tôi tự tay chôn những thi thể vớt từ dưới nước. Tôi thấy đó là việc tốt để tích đức cho con, cháu”, anh Dũng chia sẻ.
Có người nhờ tìm thấy xác của người thân còn hậu tạ cả chục triệu đồng, nhưng tôi không lấy. Tôi chỉ giúp những người có số phận không may trôi dạt đến đây..., anh Dũng nói.
Đến nay, những xác chết trôi sông được đem đi hỏa táng chứ không được chôn cất ở miếu Cô Trôi nữa. Cứ đến ngày lễ, anh Dũng lại ra thắp hương, ngày thường thì dọn dẹp cỏ xung quanh các ngôi mộ. Tại miếu Cô Trôi còn khoảng 66 ngôi mộ.
Bãi đất ven sông Hồng, nơi những ngôi mộ được anh Dũng chôn, đến giờ không xác đinh được vị trí.
Anh Dũng cho biết, có khi còn phải mua quan tài rồi thuê người để chôn cất những thi thể vớt được.
Hiện tại, người đàn ông này đã bỏ tiền mua xuồng, thuyền máy, làm biển gắn lên xuồng, để những người đi tìm xác ngang qua có thể phối hợp tìm kiếm. Đến giờ, anh Dũng có 1 xuồng chở được 50 người và 2 thuyền (một chiếc 80 triệu đồng và một chiếc 20 triệu đồng).
Những lúc rảnh, anh Dũng dành phần lớn thời gian ở ngoài sông.
Hiện tại, anh Dũng đang chăm sóc khoảng 3.000 gốc đào ở gần sông Hồng, còn vợ anh hàng ngày đi làm tận bãi giữa đến chiều mới về. Con gái anh cũng đã có công việc ổn định. Cái nghiệp với sông nước còn gắn bó đến khi anh không còn sức nữa mới thôi.
Chiếc xuồng được anh Dũng gắn biển để mọi người liên lạc.
Đầu tư hàng trăm triệu chỉ để giúp người khác tìm xác trôi dạt.
Những ngày mưa thì anh ở nhà, còn trời ráo là lại ra ngoài bờ sông.
Người dân xung quanh đây không ai là không biết anh Dũng chuyên vớt xác sông Hồng.