Người Hà Nội đang ăn đào Trung Quốc gán mác đào Sapa

Đào Trung Quốc đang được bán dưới mác đào Sapa
Đào Trung Quốc đang được bán dưới mác đào Sapa
Mùa đào ở Lào Cai đã thu hoạch từ tháng 5, giữa tháng 6 và đã hết vụ, thông tin trên được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai xác nhận. Nhưng ngược lại, ở các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và hàng trăm gánh hàng rong khắp các phố phường Hà Nội vẫn đang bày bán ê hề đào và được giới thiệu là đào Sapa.

Khắp nơi bày bán đào và người bán đều giới thiệu là đào Sapa. Giá đào cũng đắt rẻ tương ứng với độ to của quả đào, từ 15.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg. Hầu như các hàng bán hoa quả đều có bán đào lông, hay còn gọi là đào mỏ quạ, phổ biến là hai loại đào xanh và đào ngả vàng hồng. Khi mua, 100% người bán đều khẳng định, họ bán đào Sapa. Trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội bán hàng online, người bán cũng quảng cáo đào Sapa xịn hay đào do chính người nhà gửi từ Lào Cai xuống...

Đào bán khá chạy vì giá cả phải chăng và đào ăn cũng ngọt. Một chị bán hàng rong thường đỗ xe thồ trước cổng ký túc xá Trường Đại học Thủy lợi (phố Tây Sơn) cho biết, mỗi ngày chị bán gần tạ đào. “Tôi lấy đào từ chợ Long Biên, muốn lấy đào đẹp phải đi từ 3 giờ sáng, chọn hàng. Tôi cũng chỉ biết xe tải đổ đào xuống nói là đào Sapa thì biết là đào Sapa thôi”, chị cho biết thêm.

Theo chị, mỗi đêm, có đến 3-4 xe tải chở đào “cập bến” chợ Long Biên, và sau đó được các tiểu thương lấy và bán cho các hàng hoa quả nhỏ lẻ. Chị cũng thành thật cho biết: “Giá gốc chỉ 8.000 – 10.000 đồng/kg, qua trung gian và đến tay chúng tôi bán lẻ ra cũng mới chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg. Mùa này chỉ có bán đào, mận là dễ nhất, vốn cũng không nhiều”, chị tâm sự.

Mặc dù đào trên thị trường đang được quảng bá là đào Sapa nhưng chính lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Anh Tuấn lại khẳng định, hầu hết đào đang được tiêu thụ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là đào Trung Quốc. Theo ông Tuấn, mùa đào ở Lào Cai đã thu hoạch từ tháng 5, giữa tháng 6 đã hết vụ.

Ông Tuấn cho biết thêm, giống đào được trồng ở Lào Cai chủ yếu là đào Pháp với tổng diện tích chỉ 300ha với khoảng 150.000 gốc. “Còn giống đào truyền thống do cuối năm hay đốn cành, đánh gốc đưa về xuôi chơi Tết nên không còn nhiều, chỉ khoảng 360ha rải rác ở các huyện như Sapa, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương.

Chất lượng đào Trung Quốc không thể so sánh được với đào Sapa – Lào Cai. Mặc dù đào Trung Quốc quả to, bắt mắt hơn nhưng ăn xốp và nhạt, còn đào Sapa quả nhỏ nhưng thơm, giòn và ngọt nên giá bán luôn cao hơn”, ông Tuấn khẳng định.

Để phục hồi lại diện tích đào, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã có chủ trương nhập giống đào Pháp về trồng tại Sapa và Bắc Hà để tạo nguồn thu cho bà con sở tại. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7, Cục Bảo vệ thực vật cũng khẳng định, dù chưa có thống kê chính thức, nhưng lượng đào nhập từ Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn tương đối nhiều.

Theo Theo Công an Nhân dân
MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
TPO - Cảnh hoang vắng, đìu hiu trong khu tái định cư Thủ Thiêm; Chưa thực hiện miễn tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng NƠXH; Huyện sắp lên quận ở Hà Nội bổ sung hơn 760ha đất làm loạt khu đô thị mới; Ngân hàng nước ngoài được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/11.