Trẻ trung, xinh tươi, phong cách biểu diễn sôi động cùng những bản nhạc bất hủ được biểu diễn theo phong cách đường phố. Những người đến không gian đi bộ mới đã bị "Người đẹp Violin" cuốn hút.
Sinh ra tại Thành phố Nam Định, ngay từ nhỏ Lương Hải Vân đã thể hiện một năng khiếu âm nhạc thiên phú khi rất thích hát và thường xuyên theo dõi các chương trình âm nhạc trên truyền hình.
Năm 1996, tình cờ xem truyền hình và biết Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) về Nam Định tuyển sinh.
Cô bé Hải Vân khi đó mới 11 tuổi đã xin bố mẹ được đến tham gia dự thi.
Mặc dù thời điểm đó chưa biết một nốt nhạc nào, nhưng với phần thi năng khiếu, Hải Vân đã chiếm được lòng tin của Ban Giám khảo bởi khả năng thẩm âm của mình.
Từ thời điểm đó, trong khi các bạn cùng trang lứa vẫn đang cắp sách đến trường thì Hải Vân đã chính thức gắn bó với cây đàn Violin và xa gia đình lên Hà Nội ở ký túc xá.
Tại Nhạc viện Hà Nội, Hải Vân chọn cho mình dòng nhạc cổ điển và kiên trì theo suốt 15 năm học.
Năm 2011, sau khi ra trường, với năng khiếu vốn có cùng với sự chăm chỉ luyện tập, Hải Vân đã được nhận về Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam làm việc từ ngày đó đến bây giờ.
Và trở thành một trong số ít những "Nghệ sĩ trẻ" của nền âm nhạc Việt Nam.
Công việc chính là ngồi trong dàn nhạc giao hưởng, nhưng là một nghệ sĩ năng động và say mê với nghề, Hải Vân thường xuyên tham gia các chương trình âm nhạc đường phố mỗi khi có điều kiện.
Một trong những bước chân đầu tiên và ấn tượng của Hải Vân sang âm nhạc đường phố là chương trình LualaConcert (chương trình hòa nhạc giao hưởng cho công chúng Thủ đô).
"Chơi nhạc đường phố, Vân thực sự được phiêu, được cháy hết mình và đặc biệt là được nghe sự tiếng vỗ tay cổ vũ từ khán giả ngay lúc biểu diển. Điều đó làm Vân cực hứng khởi và đó là điều mà Vân không có được khi chơi trong dàn nhạc giao hưởng" - Hải Vân chia sẻ.
Và hiện nay, Hải Vân tiếp tục làm mê mẩn người dân Thủ đô với những đêm nhạc đường phố tại không gian đi bộ mới của Hà Nội vào các tối cuối tuần.
TPO - Ngày 16/4, tin từ Công an TP Huế cho biết, lực lượng chức năng vừa vào cuộc xác minh clip hai thiếu nữ nghi là nữ sinh tại Huế đánh nhau dữ dội giữa phố.
TPO - Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.
TPO - Vào những ngày giữa tháng 4, lá vàng xuất hiện ngập tràn trên các con phố phường ở Hà Nội thu hút nhiều người dân Thủ đô đến chụp ảnh, hòa mình vào cảnh sắc tuyệt đẹp này.
TPO - Cùng với các địa phương, Thủ đô Hà Nội đang tất bật trang hoàng pano, áp phích trên đường phố để chào mừng ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp 23/5/2021.
TP - Ngoài cầu Long Biên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hiện có tới 1.800 cầu đường sắt kết hợp cầu đường bộ nhiều năm tuổi trên cả nước đang bị “tắc” tiền duy tu, sửa chữa cả quý I/2021 ở Bộ GTVT.
TP - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, hiện nay, việc cải tạo chung cư cũ Hà Nội là rất bức thiết, nhưng quan trọng phải mang tính bền vững, đặc biệt phải giải quyết vấn đề quá tải hạ tầng, tránh trường hợp thành tích của nhiệm kỳ này trở thành gánh nặng cho nhiệm kỳ sau.
TP - Trước việc các sở ngành Hà Nội đang triển khai thêm 8 tuyến BRT mới, nhiều ý kiến cho rằng cần đánh giá kỹ hiệu quả của xe buýt BRT, tạm dừng việc mở rộng.
TPO - Những con sông chảy qua nội thành Hà Nội gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Nhuệ và kênh Vạn Phúc đang biến thành những dòng "sông đen”. Đã có nhiều phương án cải tạo nhưng đến nay nước sông vẫn trong tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi nồng nặc bất kể điều kiện thời tiết.
TPO - Hệ thống cống gom nước thải dài 21km, trong đó có hơn 11km đi ngầm dưới lòng sông Tô Lịch từ đường Hoàng Quốc Việt về nhà máy xử lý nước thải ở Thanh Trì đang được nhà thầu Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ. Dự án đã bước vào giai đoạn chôn ống và làm kè bê tông.
TPO - Cầu Khum là một trong ba công trình cầu cổ của xứ Đoài còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Cây cầu đã không còn chức năng để đi lại như xưa, nhưng là địa điểm tâm linh của người dân quanh vùng.