Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão

TPO - Hàng trăm tàu cá Quảng Ngãi từ các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đã phải bỏ dở phiên biển, hối hả trở về cảng để tranh thủ bán cá chạy bão. Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cũng triển khai lực lượng hỗ trợ ngư dân chằng chống, neo buộc tàu thuyền đảm bảo an toàn, khi vào bờ tìm nơi tránh trú bão.

Bán cá “chạy” bão

Nhận được thông tin cảnh báo về đường đi phức tạp của cơn bão số 6 (Trà Mi), nhiều chủ tàu, thuyền trưởng tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương đưa phương tiện vào bờ neo đậu tránh trú.

Sáng 25/10, theo ghi nhận của PV tại cảng cá Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ), Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi) và Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) hàng trăm tàu cá của ngư dân đã về đến bờ.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 1Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 2

Các tàu cá ngư dân Quảng Ngãi quay về bờ bán cá '"chạy bão".

Các tàu cá này đa phần hoạt động đánh bắt vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa mặc dù đi chưa hết chuyến biển, tàu vẫn chưa đạt được sản lượng khai thác, nhưng khi nghe tin bão số 6 đã vào biển Đông, nên ngư dân phải bỏ dở chuyến biển, nhanh chóng đưa tàu về bờ bán hải sản và tránh trú bão.

Ông Nguyễn Văn Leo (trú thôn Định Tân, xã Bình Châu, thuyền trưởng tàu cá QNg 90055 TS) đã đưa tàu trở về cảng Sa (xã Bình Châu) kết thúc chuyến biển sớm hơn dự kiến đến nửa thời gian.

“Tàu hành nghề lưới chuồn, khai thác ở ngư trường Trường Sa, thường đánh bắt cá khoảng 30 ngày mới về, nhưng mới được 15 ngày thì nghe tin bão nên cho tàu quay về luôn. Do mới được ít ngày nên sản lượng khá thấp, chỉ được khoảng 3 tấn, với giá 35.000 đồng/kg vẫn chưa đủ tổn phí. Tranh thủ bán cá xong tôi sẽ neo đậu tàu vào nơi an toàn, đợi khi qua bão sẽ ra khơi trở lại”, ông Leo nói.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 3Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 4Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 5Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 6

Nhiều tàu đã phải bỏ dở phiên biển, hối hả trở về cảng để tranh thủ bán cá chạy bão.

Cũng tại cảng Sa Kỳ, tàu QNg 91374 của ngư dân Phạm Văn Ninh (trú thôn Định Tân, xã Bình Châu) vừa trở về từ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tàu cập cảng, các ngư dân hối hả xúc cá từ trong khoang vận chuyển lên bờ bán cho thương lái. “Tàu mới ra khơi được 10 ngày. Nhưng thấy bão kiểu này tôi cho tàu về bờ để đảm bảo an toàn”, ông Ninh nói.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tỉnh Quảng Ngãi được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 6.

Cán bộ chỉ được đi công tác ngoài tỉnh khi có việc cần thiết

Ứng phó bão số 6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện trong tỉnh chỉ được đi công tác ngoài tỉnh khi có công việc cần thiết, không thể vắng mặt theo yêu cầu của các Bộ, ngành T.Ư và phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 7Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 8

BĐBP Quảng Ngãi kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Kịp thời chỉ đạo tổ chức các biện pháp ứng phó bão theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị, địa phương. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xuống địa bàn được phân công để phối hợp, đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai tại đơn vị, địa phương.

Đồng thời tổ chức kiểm đếm các tàu thuyền đang hoạt động trên biển; quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 9Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 10

Lực lượng BĐBP Quảng Ngãi giúp người dân neo đậu tàu thuyền.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương triển khai công tác phòng chống thiên tai trên toàn tuyến. Đồng thời tổ chức lực lượng hỗ trợ ngư dân sắp xếp, neo cột tàu thuyền và kêu gọi ngư dân tìm nơi trú tránh bão an toàn.

Theo kiểm đếm của Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi, toàn tỉnh có gần 4.500 tàu cá/36.870 ngư dân hoạt động trên biển. Tính đến 10h ngày 25/10, có 4.163 tàu/32.997 ngư dân đã vào bờ neo đậu. Còn lại gần 320 tàu/3.873 ngư dân vẫn đang còn hoạt động trên biển.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 11Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 12Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 13Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 14

Ngư dân kiểm tra lại máy móc ngư lưới cụ trên tàu.

Hiện BĐBP Quảng Ngãi đang tiếp tục duy trì liên lạc, thông tin hướng đi của bão số 6 (bão Trà Mi) và hướng dẫn cho các tàu cá vẫn còn đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển tìm nơi tránh trú an toàn. Bên cạnh đó, phối hợp với các đài canh cộng đồng duy trì thông tin liên lạc 24/24 với các phương tiện vẫn còn đang hoạt động trên biển.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Phước – Phó Đồn trưởng Đồn BP Cửa khẩu cảng Sa Kỳ (thuộc BĐBP Quảng Ngãi) cho biết, hiện trên địa bàn vẫn còn 137 phương tiện đang hoạt động trên biển, đơn vị đã liên lạc với tất cả phương tiện này và thông báo hướng đi của bão, đồng thời tuyên truyền cho bà con ngư dân chủ động vào nơi trú tránh an toàn, những phương tiện nào có thể cơ động về bờ thì gấp rút về bờ.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 15Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 16

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi neo đậu tránh trú bão.

Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 17Ngư dân Quảng Ngãi bỏ dở phiên biển, hối hả về bờ bán cá chạy bão ảnh 18

Ngư dân tranh thủ thu gom ngư lưới cụ.

Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương, giúp người dân neo đậu tàu thuyền vào những vị trí an toàn khi mưa lớn, nước sông dâng cao tránh tình trạng trôi dạt gây mất an toàn trên sông và đảm bảo tài sản cho người dân.

Tin liên quan