Nghi vấn biến thể Omicron hình thành trên động vật rồi lây sang người

0:00 / 0:00
0:00
Bé trai ngồi lên lưng một con linh cẩu tại một gánh xiếc ở Nigeria. Ảnh: Reuters
Bé trai ngồi lên lưng một con linh cẩu tại một gánh xiếc ở Nigeria. Ảnh: Reuters
TPO - Theo người sáng lập và điều hành trung tâm nghiên cứu DNKOM - Andrei Isaev, các đặc điểm đột biến của Omicron cho thấy biến thể này có thể đã phát triển trên động vật, sau đó truyền sang người.

“Nhiều chuyên gia cho rằng virus SARS-CoV-2 đã tiến hoá trên một người bị suy giảm miễn dịch (ví dụ bị HIV…) để tạo thành biến thể Omicron. Tuy nhiên, giả thuyết của tôi hơi khác. Chúng ta đều biết rằng nhiều loài động vật có vú, bao gồm các loài thuộc họ mèo như hổ, sư tử, cùng nhiều loài hươu và chồn từng mắc COVID-19. Người dân Nam Phi thường xuyên tiếp xúc gần với các loài động vật hoang dã. Tôi tin rằng một số quần thể động vật có vú lớn đã nhiễm COVID-19, và virus tiến hoá trên cơ thể chúng. Giả thuyết này rất hợp lý vì việc virus nhảy qua lại giữa các loài thường gây ra nhiều đột biến ở protein, từ đó hình thành sự đa dạng di truyền”, Isaev nói.

Mới đây nhất, một vườn thú ở Bỉ đã phát hiện hai cá thể hà mã nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây được cho là trường hợp hà mã mắc COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Vườn thú hiện đang điều tra nguồn lây của hai con hà mã, vì không có nhân viên vườn thú nào có các triệu chứng của COVID-19 hoặc dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, nhiều trường hợp mèo, chó và chồn đã mắc COVID-19 sau khi tiếp xúc với chủ nhân mắc bệnh. Tại vườn thú, các loài từng nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm hổ, báo, sư tử, rái cá, linh cẩu và các loài linh trưởng.

Dịch COVID-19 cũng từng lây lan trong các trang trại nuôi chồn hương và các động vật hoang dã, chẳng hạn như hươu. Hồi giữa tháng 11, một vườn thú ở Lincoln (bang Nebraska, Mỹ) cho biết có ba con báo tuyết đã chết vì những biến chứng liên quan đến COVID-19.

Biến thể Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm Biến thể đáng quan ngại vì có khoảng 50 đột biến, bao gồm hơn 30 đột biến trên protein gai - bộ phận mà virus sử dụng để xâm nhập tế bào cơ thể người.

Các loại vắc xin hiện tại hoạt động theo cơ chế tạo ra kháng thể vô hiệu hoá protein gai. Do đó, giới chuyên gia lo ngại biến thể Omicron có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Theo Tass
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).