Nghi lễ này được Trung tâm tái hiện vài năm trở lại đây, nhằm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Đoàn rước hành lễ tại khu vực thềm điện Kính Thiên trước khi thực hành lễ phất thức-nghi lễ đóng ấn xa xưa như hình thức kết thúc năm làm việc.
Nghi lễ ban sóc, phất thức trước lễ cúng ông Công ông Táo ở thềm rồng điện Kính Thiên
Đoàn rước sau đó rước cá chép qua khu vực thềm rồng nền điện Kính Thiên, qua cổng hành cung phía Tây và thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công ông Táo tại dòng sông cổ ở khu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Rước cá chép từ khu điện thờ trong khu Cấm thành sau khi hành lễ
Sau khi thả cá chép, đoàn rước trở về khu vực sân Đoan Môn để làm lễ và thực hành nghi thức dựng cây nêu. Nghi lễ Thượng Nêu rất trang nghiêm, thành kính dưới các triều đại Lý, Trần, Lê tục dựng Nêu thường được tổ chức bài bản thường vào ngày 23 hoặc 25 tháng Chạp cũng là một dấu mốc cho sự ngừng nghỉ các công việc làm trong năm của triều đình.
Đoàn rước theo lối hành cung phía Tây sang khu 18 Hoàng Diệu
Cây Nêu được dùng là loại tre đực, cao, to và khoẻ. Nêu được dựng trước cổng Hoàng thành Thăng Long (và có thể được dựng cả trước một số Điện, Cung quan trọng trong khu vực Cấm thành). Lễ dựng Nêu uy nghiêm, đối với cây Nêu dựng trước cổng Đoan Môn thường nhà Vua làm chủ lễ hoặc phải là viên quan hàm “Tam phẩm” trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua làm chủ lễ.
Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại an khang, hưng thịnh, hạnh phúc cho triều đình và cả quốc gia. Bên dưới cành lá treo một vòng tròn bằng mây, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau.
Một số hình ảnh dựng cây Nêu tại Hoàng thành Thăng Long do Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long thực hiện:
Đàn tế trời đất tại khu vực dựng cây Nêu