Cá chép vàng tiễn ông Táo vừa thả đã chết nổi ở hồ Hoàng Cầu
TPO - Sau nghi lễ cúng ông Công, ông Táo, dọn bàn thờ gia tiên, nhiều người dân Hà thành đã tới Hồ Hoàng Cầu để thả cá chép tiễn Táo quân vào sáng ngày hôm nay 23 tháng Chạp âm lịch. Tuy nhiên việc thả tro hương gây ô nhiễm hồ khiến cá chép vừa thả đã chết nổi.
Như thông lệ hàng năm, sáng nay (17/1) tức là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân Thủ đô đổ ra các hồ lớn ở Hà Nội để thả cá chép vàng tiễn ông Táo về trời.
Theo ghi nhận của PV, nhiều cá chép vàng chết nổi trên mặt hồ Hoàng Cầu.
Cá chép vàng vừa thả đã chết bên mặt hồ nước biến dị với tàn tro, chân hương.
Nhiều người "không ngại" xả thẳng đống tro hương đặc xuống thẳng mặt hồ gây ô nhiễm.
Được biết, tro hương được lấy từ việc dọn bàn thờ gia tiên, người dân mang đổ ra hồ cùng với việc phóng sinh cá chép vàng.
Mặt hồ nước "biến dị" cùng tàn tro hương.
Có mặt tại hồ Hoàng Cầu, một công nhân môi trường có mặt từ sáng sớm, liên tục phải đi vớt rác, tro, chân hương cùng với cá vàng chết nổi lên mặt hồ.
Người công nhân này cho biết, mỗi lần vợt khoảng gần chục con cá chép vàng chết cùng với đống chân hương.
Nhiều vật thể lạ được người dân "tiễn" xuống hồ.
"Cá vừa thả ở khu vực này sẽ có dấu hiệu mất sức dẫn đến khả năng chết cao vì nước bẩn, ô nhiễm", một người dân cho biết.
Không chỉ mang ý nghĩa “đưa ông Táo bay về trời”, hành động phóng sinh còn hướng con người đến những điều thiện, giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, chọn đúng cách thả cá chép vàng để không làm mất đi ý nghĩa của tục lệ và gây hại cho môi trường.
TPO - Chùa Tiêu Dao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu được biết đến là nơi kết hợp giữa đặc sản làng nghề với văn hóa tâm linh bằng hàng trăm chi tiết gốm sứ tinh xảo được trang trí.
TPO - Ông Chu Ngọc Anh khẳng định Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) có vai trò là “tổng tham mưu” cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô, vị trí quan trọng nên cũng gắn với trách nhiệm, thách thức và áp lực.
TPO - Chưa có hợp đồng công việc, bị nợ lương nhiều tháng nhưng vì sự an toàn chạy tàu, hàng nghìn công nhân đường sắt vẫn ra bám trụ tuyến. Công việc của họ cũng có nhiều nhọc nhằn, mất hồ hôi hơn khi các thiết bị hư hỏng không được thay thế, phải tận dụng để sửa chữa.
TPO - Cầu phao Lương Phúc, Sơc Sơn (Hà Nội), bắc qua sông Cà Lồ được đưa vào vận hành từ năm 2017. Tuy nhiên, mới đây Sở GTVT, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở KH&ĐT và UBND huyện Sóc Sơn lại báo cáo UBND TP Hà Nội cây cầu này được xây dựng từ năm 1984 đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…khiến dư luận ngỡ ngàng.
TPO - Làng Chàng Sơn thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội được biết đến với danh hiệu “làng bách nghệ”, trong đó có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Với những chiếc quạt dùng để trang trí, người ta sẽ bắt gặp khi thì cảnh Hồ Gươm, lúc lại cảnh đồng lúa của làng quê Việt, đôi lúc là những hình ảnh cây đa, bến nước sân đình quen thuộc
TPO - Là địa điểm tái chế rác thải nhựa lớn nhất Hà Nội, từ lâu người dân làng Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã phải sống chung với đồ nhựa phế thải chất đống như núi.
TPO - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội về cầu phao Lương Phúc bắc qua sông Cà Lồ được xây dựng từ năm 1984, hiện tại đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…Tuy nhiên sự thật cây cầu này được xây dựng năm 2017, vẫn sử dụng bình thường.