Nghề HOT 'hái ra tiền' - Streamer: Liệu có dễ kiếm tiền tỷ như đồn thổi?

0:00 / 0:00
0:00
Streamer được biết đến là một nghề hot và có thu nhập ‘khủng’, thế nhưng vẫn có những bạn trẻ đang chật vật bước vào ngành công nghiệp này và ra về tay trắng vì không nhận được sự hỗ trợ từ nền tảng. Vậy đâu mới là hướng đi mới cho sự phát triển đồng đều và dài hơi của nghề livestream?

Ngành công nghiệp thu về lợi nhuận “tỷ đô”

Những năm gần đây, hoạt động livestream (hay phát sóng trực tiếp) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, với đa dạng các hình thức như kinh doanh online, phát sóng trực tiếp sự kiện, truyền tải kiến thức hay giải trí,... Chỉ với một chiếc smartphone, bất kể ai cũng có thể tự phát sóng livestream hoặc xem livestream của người khác một cách dễ dàng.

Nghề HOT 'hái ra tiền' - Streamer: Liệu có dễ kiếm tiền tỷ như đồn thổi? ảnh 1

Tại Trung Quốc, ước tính vào năm 2020 livestream đã biến thành ngành công nghiệp “tỷ đô” với quy mô thị trường thương mại điện tử livestream đạt 1.200 tỷ nhân dân tệ (178 tỷ USD), tăng 197% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến tăng lên 4.900 tỷ nhân dân tệ (726 tỷ USD) vào năm 2023 nếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng này (theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường iResearch Consulting Group).

Nghề streamer ở Việt Nam - Cơ hội nhiều, thách thức lớn

Khái niệm “Video Game Livestreaming” lần đầu được biết đến vào năm 2011 thông qua kênh Twitch, vào thời điểm đó những trò chơi nổi tiếng như League of Legends (Liên minh huyền thoại), World of Warcraft,... đã thu hút một lượng người chơi và người xem khổng lồ. Tính đến năm 2021, Twitch vẫn giữ vị trí là nền tảng livestream phổ biến nhất với hơn 9.3 tỷ giờ xem và 9.36 triệu streamer.

Nghề HOT 'hái ra tiền' - Streamer: Liệu có dễ kiếm tiền tỷ như đồn thổi? ảnh 2

Thành công của Twitch là minh chứng cho tiềm năng của livestream

Bắt đầu từ game, giờ đây chủ đề livestream đã trở nên phong phú hơn rất nhiều. Theo báo cáo Vietnam Streaming Report and Prediction 2020 - 2025, nội dung được livestream nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2022 lần lượt là các chủ đề về shopping mua sắm (62%), giải trí (49%) và thẩm mỹ, chăm sóc da (46%)..Chính sự đa dạng này đã giúp cho streamer trở thành một công việc hấp dẫn giúp các bạn trẻ vừa được theo đuổi đam mê, vừa có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn (nhận donate từ fan hâm mộ, nhận quảng cáo của nhãn hàng, tự kinh doanh…).

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nghề livestream tại Việt Nam là sự bùng nổ về số lượng streamer trên các nền tảng dẫn đến yếu tố cạnh tranh gay gắt về người xem. Bài toán đặt ra cho streamer là cần có nội dung độc đáo, hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của khán giả. Bên cạnh đó, sự thờ ơ, ‘đem con bỏ chợ’ của một số nền tảng khi chưa có những chính sách cụ thể hỗ trợ cho nghề livestream cũng khiến cho streamer gặp khó khăn trong việc bảo vệ nguồn thu và quyền lợi của mình. Vì vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng không thể phủ nhận streamer là một nghề khá ‘khó nhằn’.

Lối đi nào cho nghề livestream tại Việt Nam?

Đã từng thống trị thị trường livestream trong nhiều năm, nhưng việc TalkTV không thể cạnh tranh được với các nền tảng nước ngoài và phải ngậm ngùi đóng cửa vào năm 2018 đã cho thấy thách thức lớn nhất của ngành livestream chính là chưa có một platform “made by Vietnam” thật sự chất lượng và ổn định để các streamer có thể yên tâm cống hiến và phát triển lâu dài.

Nghề HOT 'hái ra tiền' - Streamer: Liệu có dễ kiếm tiền tỷ như đồn thổi? ảnh 3

OnLive - nền tảng interactive livestream đầu tiên tại Việt Nam

Mới đây, VTVCab - đơn vị đi đầu trong xu hướng truyền hình tương tác tại Việt Nam đã kết hợp với AfreecaTV - nền tảng livestream số 1 Hàn Quốc cho ra mắt nền tảng OnLive với những đặc quyền về khai thác nội dung bản quyền, hỗ trợ tài chính và cung cấp các công cụ cho các streamer. Đây được đánh giá là một điểm sáng trong việc đem lại cho các bạn trẻ môi trường đào tạo và phát triển để trở thành một streamer chuyên nghiệp, đánh dấu mốc đưa OnLive chính thức bước vào cuộc đua cạnh tranh khốc liệt với loạt đối thủ nước ngoài như Facebook Live, YouTube Gaming, Twitch, Bigo…

Là một trong những sản phẩm mang tính chiến lược nằm trong hệ sinh thái thể thao, giải trí đồ sộ của VTVCab như: ON Sport, ON Football, ON Plus…., không ngạc nhiên khi OnLive có quyền khai thác bản quyền phát sóng của nhiều chương trình giải trí độc quyền và chia sẻ miễn phí cho người dùng. Bên cạnh đó, OnLive còn là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam cho phép người xem tự do lựa chọn và điều khiển phiên stream bằng tính năng “Interactive - Tương tác trực tuyến”. Với tính năng này người xem có thể quyết định hướng diễn biến, phát triển nội dung của phiên live, đồng thời tương tác với streamer bằng cách đặt câu hỏi, bình luận hoặc gửi quà tặng chỉ với một vài thao tác click trên màn hình. Hơn thế nữa, khi trở thành streamer được ký kết hợp đồng với VTVcab trên OnLive, streamer sẽ nhận được những chính sách về hỗ trợ tài chính và chia sẻ phần trăm doanh thu.

Sự ra đời của OnLive cùng các tính năng vượt trội chính được đánh giá là nền tảng tiềm năng của ngành công nghiệp livestream trong tương lai, hứa hẹn mang lại cơ hội phát triển thu nhập dễ dàng cho các bạn trẻ Việt. Ngay bây giờ, các streamer và người dùng có thể theo dõi và trải nghiệm những nội dung hấp dẫn và độc đáo ngay trên phiên bản Closed Beta của OnLive tại địa chỉ:

Website: https://onlive.vtvcab.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/onlive.vn

MỚI - NÓNG