Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày

Ống bẫy lươn đặt vào buổi tối, sáng thì đi thu về.
Ống bẫy lươn đặt vào buổi tối, sáng thì đi thu về.
Không mất nhiều chi phí, thợ làm nghề đặt ống lươn chỉ cần tìm khu vực đồng ruộng, rãnh, ao…có lươn sinh sống để đặt ống và bắt đem bán cũng kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Nghề đặt ống lươn (còn gọi là đặt trúm) là nghề truyền thống của nhiều gia đình huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Công việc này diễn ra quanh năm ở những vùng có nhiều đồng, ruộng nhưng mùa mưa lươn nhiều hơn và cũng có nhiều người làm nghề đặt ống lươn hơn.

Những năm gần đây, lươn đồng trở thành món ăn đặc sản trong nhà hàng, bữa cơm gia đình nên người đi đặt ống lươn ở những vùng quê cũng ngày một nhiều.

Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 1 Nghề đặt ống lươn trở thành nghề cho thu nhập khá, được lưu giữ từ lâu ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

Để hành nghề, người dân chỉ cần bỏ chi phí khoảng vài trăm nghìn mua ống nhựa sau đó cắt đoạn khoảng 40 – 50 cm. Một đầu ống được bịt kín, đầu còn lại cài lừ để khi lươn chui vào không thể chui ra được.

Lươn tự nhiên sinh sống ở đồng, ruộng, ao… ban ngày chúng trú sâu dưới bùn đất đến đêm mới ngoi lên kiếm thức ăn. Dựa vào đặc điểm thích ăn các loài cá, ốc hoặc ếch nhái, giun đất của loài lươn mà thợ đặt ống lươn tìm các loại mồi trên, băm nhuyễn cho vào ống để làm mồi dụ.

Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 2
Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 3 Chiều đến những chiếc xe máy chở đầy ống lại tấp nập đi ra các cánh đồng bẫy lươn.

Anh Nguyễn Văn Toàn, (40 tuổi) thợ đặt ống lươn ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cho biết, đặt ống lươn không khó nhưng không phải ai cũng làm được. Có người đánh được rất nhiều lươn, cũng có những người đánh được rất ít và phải bỏ nghề.

“Để bắt được chúng quan trọng nhất là mồi, mồi phải ngon đặc biệt có mùi tanh thì lươn mới chui vào ống”, anh Toàn nói.

Sau khi chế biến mồi, thợ sẽ cho mồi vào ống rồi chọn địa điểm ở những nơi nghi có lươn và đặt ống. Một đầu ống lươn được cắm xuống đất, đầu còn lại đặt nghiêng khoảng 45 độ, để đảm bảo khi lươn trúng bẫy vẫn có không khi để sống. Công việc đặt ống lươn phải thực hiện trước khi trời tối để đêm đến lươn ngoi lên ăn sẽ dính bẫy.

Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 4 Mồi bẫy lươn thường là giun đất, nhái... sau đó đặt vào ống.

Bác Phạm Văn Chi (55 tuổi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã có hơn 30 năm trong nghề cho biết: “Trước kia làm nghề này mỗi ngày đặt khoảng 200 - 300 ống thì cũng được từ 40 - 50 kg lươn. Nhưng hiện tại do số lượng lươn ít nên mỗi ngày chỉ được gần 10 kg. Giá lươn hiện tại giao động từ 40.000 - 120.000 đồng tùy loại”.

Anh Nguyễn Văn Trinh một thương lái thu mua lươn trong huyện cho biết: “Hiện tại đang vào mùa lươn, nên mỗi ngày tôi mua được khoảng 1 tấn lươn. Lươn bắt từ đặt ống được thị trường ưa chuộng do thịt chắc và thơm ngon đặc trưng của lươn đồng”.

Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 5
Nghề đặt ống lươn kiếm tiền triệu mỗi ngày ảnh 6

Thành quả sau một đêm bẫy ống lươn, nhờ giá cao mà nghề này cho thu nhập cả chục triệu mỗi tháng.

Nhờ nghề đặt ống lươn mà nhiều hộ dân ở Ninh Bình không chỉ có thu nhập khá, mà còn có thêm điều kiện kinh tế gia đình, nuôi con cái ăn học.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.