Ngân hàng đồng loạt tăng giá bán USD

Ngân hàng đồng loạt tăng giá bán USD
Tỷ giá tại các ngân hàng sáng nay tăng đồng loạt, với mức giá bán ra có nơi đã chạm trần cho phép, có nơi cách trần 8-10 đồng.

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm áp dụng cho ngày 5/10 ở mức 22.720 đồng, không đổi so với mức của ngày 4/10. Tại sở giao dịch NHNN, tỷ giá ở mức 22.700 - 23.352 đồng (mua-bán), tăng 2 đồng bán ra.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.398 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.039 đồng/USD.

Trong khi tỷ giá trung tâm không đổi thì các ngân hàng vẫn tiếp tục nâng giá USD, sau khi đã tăng trong 2 ngày vừa qua.

Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, tại Vietcombank tỷ giá lúc này đang là 23.310-23.390 đồng/USD (mua - bán), tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với hôm qua. Đây cũng là mức tỷ giá của BIDV niêm yết và cao hơn hôm qua 5 đồng.

VietinBank trong khi đó niêm yết giá USD ở mức 23.298-23.388 đồng/USD, tăng 5 đồng ở cả hai chiều mua vào bán ra so với hôm qua.

Tại nhóm cổ phần tư nhân, các ngân hàng phổ biến điều chỉnh tăng tỷ giá 10 đồng. Techcombank hiện niêm yết tại 23.290-23.390 đồng/USD, tăng 10 đồng. Eximbank đang niêm yết giá USD ở mức 23.290-23.390 đồng/USD, cũng tăng 10 đồng. Trong khi đó tỷ giá ở Sacombank lúc này là 23.306 - 23.398 đồng/USD - cao nhất trong hệ thống.

Với mức giá niêm yết hiện tại, giá USD ở Sacombank đã bán ra ở mức kịch trần cho phép. Giá bán USD ở các ngân hàng khác còn cách trần 8-10 đồng, cũng là mức khá cao.

Trên thị trường thế giới, đồng USD hôm qua tăng trở lại bởi triển vọng tích cực hơn vào nền kinh tế Mỹ. Sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tiếp tục tăng và đứng ở mức 95,90 điểm, tăng 0,31 điểm so với sáng 4/10.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.