Nga vẫn khẳng định MH17 bị chiến đấu cơ bắn rơi

Hiện trường MH17 rơi ở miền đông Ukraine ngày 17.7.2014
Hiện trường MH17 rơi ở miền đông Ukraine ngày 17.7.2014
Ủy ban Điều tra Nga vẫn tuyên bố rằng MH17 nhiều khả năng đã bị trúng một quả tên lửa không đối không do chiến đấu cơ phóng ra.

Ngày 15/7, ông Vladimir Markin, Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga (IC) tuyên bố họ vẫn tập trung điều tra khả năng chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị một quả tên lửa không đối không phóng ra từ chiến đấu cơ bắn rơi, và đây không phải là quả tên lửa do Nga sản xuất.

IC đã mở cuộc điều tra của riêng mình để tìm ra thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay khiến toàn bộ 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng ở miền đông Ukraine cách đây một năm.

Ông Markin tuyên bố: “Chúng tôi ưu tiên điều tra khả năng MH17 bị tên lửa không đối không bắn rơi. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng loại tên lửa này không phải do Nga sản xuất”.

Ông Markin nhấn mạnh rằng kết luận trên phù hợp với lời khai của Evgeny Agapov, một kỹ sư vũ khí hàng không thuộc Không quân Ukraine, người đang được phía Nga bảo vệ như là “nhân chứng chủ chốt” trong vụ MH17.

Theo lời khai của Agapov, vào ngày 17.7.2014, một chiến đấu cơ Su-25 của Không quân Ukraine do “Đại úy Voloshin” điều khiển đã được điều động “thực hiện một nhiệm vụ quân sự” và quay trở về căn cứ mà không còn tên lửa trên máy bay.

Những hình ảnh vệ tinh do Bộ Quốc phòng Nga công bố vài ngày sau thảm họa cho thấy một chiếc Su-25 của Ukriane đang bay về phía chiếc máy bay Boeing ngay trước khi nó bị bắn rơi.

Nga vẫn khẳng định MH17 bị chiến đấu cơ bắn rơi ảnh 1

Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố được cho là chụp lại một chiến đấu cơ Su-25 bay gần một chiếc Boeing

Tuyên bố trên của Nga được đưa ra trong bối cảnh Malaysia đang gây sức ép để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lập một tòa án quốc tế để truy tố, xét xử thủ phạm bắn rơi MH17.

Tuy nhiên, nỗ lực này của Malaysia đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nga, khi đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin tuyên bố rằng việc lập tòa án quốc tế này là “không có cơ sở”.

Ông Churkin phát biểu: “Chúng tôi có chung những nghi ngờ với Trung Quốc. Mỹ và Anh ủng hộ đề xuất này còn tích cực hơn cả phía Malaysia. Còn chúng tôi chỉ ủng hộ sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn trong cuộc điều tra, thứ mà chúng tôi chưa được nhìn thấy”.

Vị đại sứ này cũng phàn nàn rằng các chuyên gia của Nga đã bị “gạt sang bên lề” trong cuộc điều tra và chỉ thỉnh thoảng được cung cấp những “mẩu thông tin” về tiến trình điều tra, bởi toàn bộ quy trình đang được “tiến hành bí mật giữa vài nước với nhau”.

Cho đến nay, Ủy ban Điều tra Hà Lan, đơn vị phụ trách cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn MH17, vẫn chưa công bố bản báo cáo cuối cùng của mình. Bản báo cáo sơ bộ do ủy ban này công bố sau vụ tai nạn khẳng định MH17 đã bị những “vật thể động năng cao” lao vào từ phía trước, và nhiều khả năng đó là những mảnh tên lửa.

Hồi đầu năm, một công ty sản xuất vũ khí của Nga lại khẳng định rằng chính một quả tên lửa phòng không Buk bắn rơi, tuy nhiên quả tên lửa này không còn được trang bị trong quân đội Nga mà chỉ do phía Ukraine sở hữu.

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.