Tờ Liberation dẫn lời ông Grand cho rằng, với động thái dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao S-300 cho Iran, Kremlin đã chứng tỏ ý muốn trở lại vị thế trung tâm địa-chính trị tại Trung Đông.
Bộ ba gồm Moscow, Tehran và Damascus đã gửi đi thông điệp rõ ràng tới Mỹ và các quốc gia vịnh Péc-xích về một sự chuyển đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Ông Grand cũng cho rằng, tham vọng của Moscow tại Trung Đông không chỉ giới hạn ở Syria và Iran mà có thể được mở rộng sang toàn thế giới Ả-rập.
Chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Cairo, Ai Cập cho thấy, Nga còn muốn gây dựng quan hệ với Ai Cập.
“Nga một lần nữa muốn trở thành tác nhân chính trị chính ở Trung Đông. Nga muốn khẳng định mình như một nhà bảo trợ cho các nước Trung Đông đang bị phương Tây tẩy chay”, ông Grand nhận định.
Đáp lại, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc liên quan tới thương vụ S-300 cho Tehran và cho rằng thương vụ vũ khí này sẽ tạo ra sự bất ổn tại Trung Đông.
Trái lại, các quan chức Nga tuyên bố, thương vụ này sẽ đóng góp cho sự ổn định trong khu vực.
Trong khi đó, các quan chức Nga tuyên bố, thương vụ này sẽ đóng góp cho sự ổn định trong khu vực. S-300 sẽ giúp cân bằng quyền lực tại Trung Đông trước sự phát triển quân sự mạnh mẽ của Ả-rập Saudi.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể bắn hạ đồng thời hàng chục mục tiêu, gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-300 có bản chất là một hệ thống phòng không với tầm bao phủ 250 km (155 dặm).